x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Chùa Khúc Toại và những giá trị ẩn mình trong đó

Chùa Khúc Toại nằm ở gần đường Đường Đê, xã Khúc Xuyên, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 2km về phía Tây không những có cảnh quan đẹp, mà còn nổi bật với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. 

Vào những dịp lễ hội hay việc trong đại của làng, chuông cổ trong chùa Khúc Toại lại vang và ngân xa dưới những lớp mái đao cong uốn lượn mềm mại. Chùa Khúc Toại thờ Phật, hoa văn trang trí theo nhiều đề tài của đạo nho, đạo lão, đạo giáo. Tuy nhiên trong chùa cũng thờ tiến sĩ Nguyễn Thượng Nghiêm, người có công xây dựng làng Chọi với quy mô lớn dưới thời nhà Lê.

Không gian trên cao của chùa Khúc Toại

Chùa Khúc Toại nằm trong thôn Khúc Toại, là một làng cổ nằm vắt ngang con sông cổ Ngũ Huyện Khê. Chùa có tên chữ là “Diên Phúc tự”. Cửa chùa hướng về phía Đông Nam, trước mặt là ao hồ và cánh đồng rộng lớn bốn mùa lúa xanh tươi tốt, sau lưng là cầu Chọi, chợ Chọi được đặt theo tên làng Chọi. Theo truyền thuyết, làng Chọi được tiến sĩ Nguyễn Thượng Nghiêm cho xây dựng với quy mô lớn vào thời Lê, vì vậy, trong chùa Khúc Toại ngoài thờ Phật còn thờ ông Nguyễn Thượng Nghiêm làm Hậu Phật.

Chùa được xây dựng từ lâu đời nhưng đến thời nhà Nguyễn mới được trùng tu và mở rộng với quy mô lớn. Trên cây đầu của tòa Tiền tế còn nguyên dòng chữ Hán ghi năm trùng tu “Duy Tân Quý Sửu niên” 1913. Tòa Đại đình có kiến trúc tường chữ Đinh mái chữ Công với những lớp mái đao cong uốn lượn mềm mại.

Bộ khung đình dựng bằng gỗ lim. Trên vì nóc, con rường, cốn, đầu dư, kẻ, bảy đều có những hoa văn chạm khắc tinh tế, thường là hình tượng đầu rồng mặt hổ phù với mặt lồi to, mũi nở, râu dài, bờm và tóc bay dựng ngược dữ tợn, uy nghiêm hay hình rồng đầy đủ đầu, thân, đuôi với lớp vẩy rồng là những cụm hoa lá nở rộ. Ở cửa võng gian giữa của chùa lại chạm nhiều đề tài của đạo nho, đạo lão, đạo giáo như lưỡng long chầu nguyệt, long giáng, phượng vũ, long mã đồ thư, bát bửu.

Đến chùa, ngoài ngắm nhìn những kiến trúc điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân xưa, còn có thể nhìn thấy nhiều cổ vật quý hiếm như hệ thống tượng Phật thời Lê, thời Nguyễn, tượng tiến sĩ Nguyễn Thượng Nghiêm, bia đá, khánh đá, cây hương đá, 20 đạo sắc phong các thánh niên đại sớm nhất là 1730, muộn nhất là 1924.

Những câu chuyện văn hóa và lịch sử của Khúc Toại vẫn được lưu truyền

Đặc biệt là quả chuông đồng cổ nhất xứ Kinh Bắc ghi tên chùa với niên đại Phúc Thái 6 năm 1648. Thân chuông khắc chữ Hán bài Tự kể về những danh lam cổ tích như tháp Báo Thiên, chùa Quỳnh Lâm, tháp Phổ Minh, chùa Phả Lại cùng bài Minh ca ngợi quê hương Khúc Toại trù phú.

Hàng năm, tại đây diễn ra hội đình ngày 6 tháng giêng âm lịch, hội chùa diễn ra muộn hơn, vào ngày 14 tháng giêng âm lịch, tập trung những hội quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc. Du khách thập phương dành thời gian ghé thăm các điểm đến tâm linh trong lòng Bắc Ninh và thưởng thức các món ngon hấp dẫn của địa phương này.

 

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng