x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Chùa Dạm Bắc Ninh – Dấu tích con đường hành hương
Chùa Dạm (Thần Quang tự) được xây dựng ven sườn núi phía Nam của dải núi Dạm, thuộc địa bàn thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh; cách trung tâm thành phố 7 km và nằm vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh.
Văn bia (Chính Hòa năm 1695) của chùa đã ghi: “Thiên hạ có 12 trấn thuộc Thừa Tuyên thì Kinh Bắc là thứ nhất. Phong thổ nơi đây được khí vật ban cho nhiều núi, lại là nơi địa linh, phong cảnh non cao ngút ngàn. Chùa ở trên đỉnh núi Rồng, bốn phía đều có muông thú sông nước. Bên dưới núi non trùng điệp, đường đi được san lèn đất chặt chẽ, cây cối thì tươi tốt um tùm. Đẹp thay! Phong cảnh thật tráng kiện, địa hình của bản xứ đi lại còn cao vòi vọi. Nay có đạo tràng cùng với các bậc quan viên, người người quần tụ canh tác, săn bắn, nhân dân vui đùa đánh trống ca hát phấn khởi. Cuộc sống thanh bình, đạo đức tăng lên, nhân nghĩa vững vàng, mọi người đều tỏ ra vui tươi nhân nhượng với nhau”.

Chùa Dạm ở lưng chừng núi, giữa thiên nhiên, đất trời khoáng đạt. Dù ngày nay nơi đây chỉ còn lại nền móng xưa cũ nhưng mỗi bậc đá rêu phong, mỗi nét chạm trổ hoa văn tinh tế đều như mở ra những giả thiết kiến trúc và cả những huyền tích gắn liền với đất và người nơi đây. Chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1086 và đến năm 1094 thì hoàn thiện. Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa có nhiều tên gọi: chùa Dạm, Cảnh Long Đồng Khánh tự, Thần Quang Tự, chùa Tấm Cám. Gọi là chùa Tấm Cám vì đây chính là nơi bắt nguồn của câu chuyện Tấm Cám. Cuối đời Nguyên Phi Ỷ Lan đã về ở ẩn, tu hành tại đây. Hiện trên núi còn một cái giếng mang tên Tấm Cám.

Chùa vẫn tựa lưng vào núi (hướng Bắc), ngước trông hướng Nam, tức sớm chiều không bị nắng dọi. Chùa Dạm trước đây được xây tứ cấp vô cùng nguy nga, với 100 gian, chiều dài nền chùa 120m, rộng 70m, tổng cộng diện tích ngôi chùa lên đến 8.400m2. Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng, mỗi viên có kích thước 50x60cm, được đặt choãi chân, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6m.
Dân gian lưu truyền rằng, ngôi chùa lớn đến mức, cứ sau ngày rằm hàng tháng người ta mới đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa. Nói về độ kỳ vĩ của đại công trình xưa, người dân trong vùng có câu: “Mười năm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm.”
Trải qua những biến cố của lịch sử, ngày nay nơi đây chỉ còn lại những dấu tích gợi nhắc về vẻ đẹp mỹ lệ của ngôi chùa từng được ca tụng là đại danh lam thắng cảnh thời Lý: các lớp nền đá nguyên gốc, cột đá chạm hình rồng, gạch ngói, đất nung có chạm rồng và một số hình tượng các con thú bằng đất nung, giếng bống, pho tượng Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Thánh Tông…
Trong đó, di vật trứ danh nhất ở chùa Dạm phải kể đến cột đá trạm rồng tinh xảo cao 5m, phía dưới có hình trụ tròn chạm nổi đôi rồng uốn lượn: đầu vươn cao chầu về viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Điều đặc biệt là đôi rồng này được khắc tạc nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây móc được chạm trổ một cách tinh xảo.
Có rất nhiều giả thuyết được các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu đưa ra khi tìm hiểu về cây cột đá này. Có giả thuyết cho rằng, cột đá chùa Dạm là một cột cờ, cũng có giả thuyết cho đó là cột đỡ của ngôi chùa một cột xưa kia. Cũng có nhiều giả thuyết lại đồng tình với quan điểm cho rằng cột đá chùa Dạm là chiếc Linga (biểu tượng của dương vật).
 

Với những giá trị lịch sử và nghệ thuật nêu trên, đền, chùa Dạm, thờ cô Tấm và Nguyên phi Ỷ Lan đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xếp hạng là Di tích lịch

sử văn hóa từ năm 1962. Với những gì còn sót lại, chùa Dạm xứng đáng là ngôi chùa cổ ngàn năm tuổi như những gì được miêu tả trong sử sách. Vẻ đẹp và hồn cốt của ngôi chùa vẫn còn vẹn nguyên với thời gian.
Hãy một lần đến với chùa Dạm để được hòa mình cùng với thiên nhiên đất trời, để được thưởng ngoạn những đường nét kiến trúc tinh xảo mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây.

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng