x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Về Phật Tích, nơi giao thoa của hai luồng văn hóa
Chùa Phật Tích nằm trên sườn nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên) thuộc xã
Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, xã Phật Tích
đã nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ.
Theo sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” và căn cứ vào các di vật cổ tìm thấy ở khu vực chùa, chùa
Phật Tích được xây dựng vào năm Đinh Dậu niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ IV đời vua Lý
Thanh Tông (1057). Còn theo “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” (bộ ván khắc còn lưu ở chùa
Dâu huyện Thuận Thành) và truyền thuyết dân gian thì có thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỷ
thứ III.

Chùa Phật Tích nằm cách chùa Dâu không xa. Cả hai ngôi chùa này đều nằm trên vùng đất diễn
ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam có từ đầu công nguyên.
Đây là nơi hình thành trung tâm Phật giáo Dâu – Luy lâu sớm nhất ở Đông Nam Á.
Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của
vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này. Sở dĩ có chuyện như vậy là
bởi chùa Phật tích nằm tại một trung tâm Phật giáo nổi tiếng, nơi đây có cảnh quan tươi đẹp lại
gắn với hàng loạt những câu chuyện huyền thoại, nên các vua Lý và sau này là các vua Trần
thường xuyên lui tới thăm viếng.
Về địa thế, Phật Tích được coi là nơi thắng địa với cảnh núi non sông nước tiên trần hư ảo. Văn
bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy ca  ngợi: “Đoái trông danh thắng đất
Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc,

phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn
đá…”

Đến với Phật tích, du khách sẽ có cảm giác vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Bởi nơi đây vừa phù
hợp để mọi người đi chùa, vãn cảnh vừa có thể giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, thả hồn mình
mình ra xa, ngắm mây trời thênh thang và tận hưởng cái nắng, cái gió lồng lộng, xua tan đi
những muộn phiền, mệt mỏi.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc với 4 cấp nền. Đặc biệt hơn cả, nếu nhìn
trên bản đồ, ta sẽ thấy toàn bộ ngôi chùa được bố trí thành hình một con rồng với: đầu rồng trong
giếng ngọc dưới chân núi, hai ao tương ứng với hai mắt rồng, thân rồng là toàn bộ phần ngôi
chùa còn phần đuôi nằm ở ao rồng trên đỉnh núi. Từ cổng chùa nhìn vào, qua một đoạn đường

bằng, là những bậc đá lên vườn chùa. Vườn chùa là khu đất cao hơn khu vực cổng chùa 3,7 mét
và được kè đá chắc chắn. Những viên đá có hình khối hộp chữ nhật này được chế tác từ thời Lý
và bờ kè đá cũng được tạo ra từ thời Lý. Dãy tường đá dài 58 mét, dưới chân có một cấp nữa,
được kè vuông góc với bờ tường cấp thứ hai rộng một mét, cao 0,75 mét. Chính giữa chiều dài
bức tường có một con đường đá rộng 5 mét được cấu tạo thành 30 bậc. Đi hết 30 bậc sẽ lên đến
nền gác chuông (rộng 11 mét, dài 13 mét. Đi tiếp đến lớp nền thứ hai. Lớp nền này rộng 62 mét,
có tường đá cao 5 mét. Tường đá này cũng được tạo từ thời Lý để ngăn cách với lớp nền thứ ba.
Ở khoảng giữa bức tường dài cũng có con đường đốc với những bậc đá dẫn lên chùa. Nằm đối
xứng giữa hai bậc đá dẫn lên chùa, tại mép tường đá là hai dãy tượng thú thờ bằng đá, gồm 10
con: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử (mỗi giống có hai con) .
Lớp nền thứ hai có chiều sâu 66 mét. Tại lớp nền này, các công trình kiến trúc chính được hiện
diện. Pho tượng đá A Di Đà (cũng có người cho đó là tượng Thích Ca, có người gọi là Thế tôn).
là tác phẩm điêu khắc thời Lý (cũng có một số ý kiến cho rằng đó là tác phấm điêu khắc thời
Đường- thế kỷ thứ IX). Thân tượng được tạo bằng chất liệu đá xanh nguyên khối. Cả phần thân
tượng và phần bệ có chiều cao là 4,7 mét (trong đó phần bệ đá hoa sen có chiều dài là 1,7 mét,
chiều rộng 0,8 mét, chiều cao 0,36 mét. Tượng được tạc trong tư thế ngồi kết già trên tòa sen.
Tác phầm điêu khắc đá thứ hai mang giá trị nghệ thuật là tượng mình người đầu chim đang vỗ
trống. Tượng được tạc bằng chất liệu đá xanh. Tác phẩm điêu khắc đá thứ ba là chân cột bằng đá
chạm hình ảnh dàn nhạc đang hoạt động. 

Trở về với Phật Tích là trở về với những tĩnh lặng của cuộc sống. Phật Tích đã quy tụ thành một
trục tâm linh thống nhất từ người, tới Tiên và Phật: Con người từ bộn bề cuộc sống trở về với

khung cảnh bình yên trầm tư của ngôi chùa hàng bao thế kỉ, tới cõi Tiên với dấu tích của câu
chuyện huyền thoại tiên giới giáng trần cứu vớt kẻ khổ nạn qua mối duyên tiên – tục Giáng
Hương và Từ Thức, đưa ta tới đỉnh cao sự giải thoát, ấy là Vạn Phật Đài. Đó là con đường mang
tên khoảng lặng tâm hồn. Khoảng lặng dành cho những giá trị lịch sử còn lưu tồn, những giá trị
nghệ thuật được tôn vinh. Và đó cũng là khoảng lặng trong những ồn ã của cuộc sống thường
ngày, ru tâm hồn ta chìm trong thanh tĩnh vọng tiếng chuông từng nhịp…

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng