x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Đến gốm Phù Lãng ngắm những bông hoa nở từ đất
Nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, gốm Phù Lãng là một trong những làng gốm nổi tiếng của
miền Bắc thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi làng nhỏ mang vẻ trầm
tư vẫn quanh năm đỏ lửa và cho ra đời những sản phẩm được ưa chuộng trong và ngoài
nước.
Theo những gì được ghi chép trong lịch sử của làng, ông tổ nghề gốm của làng gốm Phù Lãng
tên là Lưu Phong Tú. Ônglà người đã có công rất lớn trong việc học hỏi kỹ thuật làm gốm và
truyền bá, tạo lập nên làng gốm Phù Lãng từ thời nhà Trần vào khoảng thế kỷ thứ XIV. Kể từ đó,
nghề làm gốm của làng liên tục được kế thừa từ đời này qua đời khác, cho đến ngày nay.
Sản phẩm gốm Phù Lãng gồm ba loại chính: Gốm được dùng trong hoạt động tín ngưỡng như
tượng Phật, lư hương và các đồ thờ cúng; Gốm gia dụng như lọ, bình, ang, chum, vại; Gốm trang
trí như lọ cắm hoa, tranh gốm…

Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt và mang dấu ấn riêng với những sản phẩm gốm men
nâu, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… mà người ta gọi chung là men da lươn. Người làm gốm
Phù Lãng sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kẹp, màu
men tự nhiên, bền và lạ. Dáng của gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên
sơ của đất và lửa, nhưng vẫn thể hiện sự điêu luyện trong điêu khắc tạo hình. Các tác phẩm gốm
Phù Lãng khác biệt với các sản phẩm gốm của các làng nghề khác, chỉ nhìn thôi là người mua có
thể nhận ran gay đó là sản phẩm của Phù Lãng. Một xưởng sản xuất gốm gồm năm nhóm chính:
tổ lò, tổ chuốt, tổ họa tiết, tổ men, tổ làm sạch.

Gốm Phù Lãng được tạo nên từ "xương" đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc
Giang). Đất được chở về Phù Lãng theo đường sông (chủ yếu là sông Cầu). Điều này rất thuận
lợi do Phù Lãng không phải lấy đất sét tại chính làng họ, tránh phá vỡ cấu trúc địa chất và cảnh
quan làng nghề.
Ðất để làm đồ sành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo. Lấy được đất về, người thợ phải phơi cho đất
bạc màu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho "ngậm"
nước, sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất phải nhuyễn mịn như một miếng
giò mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên
bàn xoay nắn thành sản phẩm.
Một điểm đặc biệt khác của gốm Phù Lãng là kỹ thuật làm tráng men. Men được làm từ tro cây
rừng – thường là lim, sến, táu và nghiến, trộn với vôi sống, sỏi nghiền nát và bùn phù sa trắng
theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó, men được để khô, đập nhỏ cho vào nước, gạn qua rây bột, từ đó
chế thành chất lỏng quánh, có màu vàng như mật ong. Loại men này được quét lên sản phẩm
gốm rồi đem phơi khô.
Công đoạn cuối cùng chính là nung. Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo được màu sắc
của sản phẩm. Nhiệt độ lò nung nhất định phải đạt 1000 độ C, như vậy lớp da ngoài mới đanh
mặt, nhẵn bóng và chắc. Gốm đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn óng hoặc màu cánh gián, gõ
vào phải có tiếng vang, nếu không sẽ bị thải loại. Từng công đoạn từ chọn đất, tạo hình, tráng
men đến nung gốm đều được người thợ chăm chút cẩn thận, cầu kì cho đến khi một sản phẩm ra
đời.

 

Làng Phù Lãng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất mà còn là điểm đến thu hút nhiều
khách du lịch. Người dân nơi đây đã quen với những vị khách phương xa lui tới tìm hiểu về nghệ
thuật làm gốm, mua sắm các sản phẩm cho mình hay đơn giản chỉ là lặng im nhìn ngắm hình ảnh
đất và người của làng gốm Việt. Du khách đến làng cũng trực tiếp tham gia làm những sản phẩm
gốm cho riêng mình, từ nặn, tạo hình rồi đưa chúng lên lò nung cho đến khi có được sản phẩm
mang về. Cách di chuyển đơn giản nhất là chạy xe máy, còn không bạn có thể đi oto về làng. Chỉ
cách Hà nội
Những năm gần đây, làng có một thế hệ nghệ nhân mới được đào tạo từ trường mỹ thuật – những
người đang thổi vào đất những hơi thở thời đại để tiếp nối và phát triển nghề gốm cổ của cha
ông. Tuy có sự thay đổi trong công nghệ khắc, chạm gốm để phù hợp với thị hiếu, nhưng màu
nâu da lươn vàng óng vẫn luôn là nét đặc trưng không thể thay thế.
Gốm Phù Lãng hiện đang bán rất chạy trên thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… Sản phẩm gốm mỹ nghệ của Phù Lãng cũng được xuất khẩu với
một số lượng lớn sang các nước như Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Mỹ, Pháp.
Về thăm làng Phù Lãng, không chỉ thưởng ngoạn và suy ngẫm về một làng nghề cổ kính giàu
bản sắc văn hoá mà còn có cơ hội sở hữu những sản phẩm độc đáo của làng nghề này.

Những điều thú vị tại Làng gốm Phù Lãng

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng