x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra : Mùng 3 tết Âm lịch

Cao Bằng: Độc đáo lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng) là lễ hội quan trọng của người Tày, Nùng tổ chức vào dịp đầu năm mới; tuy nhiên mỗi địa phương có một cách thức tổ chức riêng.

Ở xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, lễ hội được tổ chức vào ngày Dậu, sau ngày mùng 3 tết Âm lịch hằng năm. Đây là ngày bà con nông dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời là dịp để những người con xa quê hương trở về vui xuân.

Xã Lý Quốc có 13 xóm, tất cả các xóm đều tổ chức lễ hội nhưng mỗi xóm chọn một ngày khác nhau, hình thức tổ chức cũng có những nét khác nhau. Với bản Bang Trên và Bang Dưới cũng có nét khác. Trước khi ra ngoài cánh đồng làng tổ chức lễ hội, gần 100 hộ dân của hai xóm cùng ra miếu Thổ công để dâng lễ lên Thành hoàng, thể hiện sự biết ơn đối với vị cai quản ruộng đồng, gia súc, gia cầm, mang lại may mắn, mùa màng tốt tươi, cuộc sống bình an, ấm no cho bà con. Mâm lễ được xếp theo dòng họ, ngoài bánh kẹo, bánh chưng, thịt rán, bánh rán… không thể thiếu con gà béo tròn do các gia đình tự nuôi.

Sau khi làm lễ tại miếu Thổ công, bà con cùng nhau mang lễ ra cánh đồng dưới chân núi “Phja Rấn”, có nghĩa là núi thần. Và ngọn núi này từ bao đời nay, người dân hai xóm bản Bang Trên và bản Bang Dưới có một niềm tin, đó là sau khi làm lễ Lồng Tồng tại đây, Thần núi sẽ mang lại may mắn trong lao động sản xuất cho bà con. Theo các bậc cao niên trong xóm, lễ hội Lồng Tồng không biết có từ khi nào, từ thế hệ này sang thế hệ khác từ khi sinh ra, lớn lên đã được tham gia. Đây là lễ hội quan trọng trong năm của bà con. Dù bận rộn công việc, hay cuộc sống có khó khăn đến mấy, đến ngày lễ hội cũng tham gia đầy đủ, bởi bà con tin rằng, tổ chức lễ hội cả xóm sẽ có một năm may mắn trong lao động, sản xuất.

 Bà Triệu Thị Lương, ở xã Lý Quốc, năm nay đã gần 60 tuổi, từ khi mới chập chững biết đi, bà đã được tham gia ngày hội Lồng Tồng. Theo bà, lễ hội không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là dịp để bà con các xóm vui xuân. Bất cứ ở đâu, lễ hội Lồng Tồng không chỉ là lễ để người nông dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mà đây còn là dịp để những người con sống xa quê nhớ về nguồn cội, trở về quê hương vào những ngày này. Đây là một nét văn hóa cần được giữ gìn và phát huy.

 Ông Hoàng Đức Hiền, nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử, người con của bản Bang, xa quê đã lâu, nhưng năm nào ông cũng có mặt trong lễ hội của quê hương mình. Ông luôn tự hào về nét đẹp văn hóa của quê hương, dân tộc mình.

Ông chia sẻ: Những cái tốt đẹp chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ, đây là một hình thức nhớ đến tổ tiên, trân trọng con người trong cộng đồng… Tôi nghĩ rằng khi chúng ta ra cánh đồng này cùng nhau cúng sơn thần thì điều đó mãi mãi ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người, không phân biệt lứa tuổi, để thấy tính cộng đồng của chúng ta trong cuộc sống.

Sau khi phần lễ tổ chức xong, lễ hội lồng tồng không thể thiếu được các trò chơi dân gian, như: Tung còn, cờ tướng và kéo co. Không phân biệt tuổi tác, những người nông dân cùng hòa mình vào không khí ngày hội của làng, vui chung một niềm vui, cùng ước nguyện cho một năm mới cuộc sống sẽ đầy đủ hơn, sung túc hơn. Đây cũng là dịp để người dân giao lưu, gắn kết tình cảm. Lễ hội là nét đẹp văn hóa dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.

 

Du lịch Lễ hội Lồng tồng

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Địa điểm: Cao Bằng

Mùa đông nhớ bánh coóng phù Cao Bằng Khi tiết trời lạnh, ở Cao Bằng rất nhiều gia đình chuẩn bị món bánh coóng phù (bánh trôi) truyền thống. Món…

Bánh cuốn trứng Cao Bằng – Nguyên liệu, cách làm, top quán ăn ở Hà Nội

Địa điểm: Cao Bằng

Bánh cuốn trứng Cao Bằng đam mêm ẩm thực, hãy xem nguyên liệu, cách làm và thưởng thức tại những quán ăn bánh cuốn ngon tại Hà Nội.   Hình…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội Lồng tồng

Địa điểm: Cao Bằng

Thời gian: Mùng 3 tết Âm lịch

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội Lồng tồng

Địa điểm: Cao Bằng

Thời gian: Mùng 3 tết Âm lịch

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng