x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra :

Nghề kim hoàn là nghề gì? Nghề kim hoàn có khó không? Làm nghề kim hoàn làm những gì? Những kỹ năng cần thiết để trở thành người thợ kim hoàn? Những ngày lễ Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn mà bạn phải biết? Hãy cùng Vietnamtravellog tìm hiểu nghề kim hoàn ngay thôi nào!

 

Lễ Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn vào ngày nào?

 

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn tại Hội quán Lệ Châu Thành Phố Hồ Chí MinhCứ vào khoảng ngày 07/2 Âm lịch hàng năm, Chùa Lệ Châu lại từng bừng tổ chức Lễ Hội tưởng nhớ tổ cho hàng ngàn lượt người từ các địa phương, công ty sản xuất,  kinh doanh vàng bạc tham dự.  Hội quán (chùa) Lệ Châu vốn thuộc vùng Chợ Lớn, nay ngự trị tại số 586 Trần Hưng Đạo B, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

 

nghe-kim-hoan

 

Mốc son được ghi nhận vào đời vua Minh Mạng thứ 10, cụ Cao Đình Độ được nhà vua sắc phong làm Tổ nghề Kim Hoàn (nghề bạc) Tiếp đó, cụ Cao Đình Hương cũng được vua Thiệu trị thứ 08 sắc phong làm tổ nghề.

Vào những năm cuối thế kỷ 19, tại Chợ Lớn và các vùng lân cận, nghề kim hoàn đã rất phát đạt. Để ghi nhớ ơn tổ và thầy, một số chủ lò kim hoàn, gồm các ông Nguyễn Tường Long, Võ Văn Tường, Huỳnh Văn Tiên, Trần Văn Lập, Cao Đình Huế, Thái Hồng Hưng… đã đứng ra vận động, quyên góp từ các lò kim hoàn, các thợ bạc ở khắp nơi và mua được một khu đất rộng ở đường Thủy Binh (Rue des Marins, nay là đường Trần Hưng Đạo) gần nhà thờ Cha Tam.

 

Lịch sử Nhà Thờ Tổ nghề Kim Hoàn

 

Nhà thờ tổ được khởi công vào năm 1892 đến năm 1896 thì hoàn thành. Tính đến nay, ngôi thờ này đã trải qua bốn lần sửa sang, đó là vào các năm 1920, 1934, 1946, 1968. Lần sau cùng, nhà thờ được trung tu lớn: cất lại Nghĩa từ, sửa chữa lại chánh điện do chiến tranh gây hư hại… Đây là một trong những ngôi nhà được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn.

 

 

Trong sách Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển viết: “Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương gặp chùa Lệ Châu. Đây là “chùa tổ” thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn. Sau những người Hoa kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm…” (NXB TP. HCM, 1991, tr. 207)

 

Tham khảo thêm:

> Lễ hội Bà Thu Bồn: http://vietnamtravellog.com/le_hoi/le-hoi-ba-thu-bon-quang-nam-le-hoi-biet-on-nguoi-me-cua-que-huong

> Lễ hội đầm Ô Loan: http://vietnamtravellog.com/le_hoi/le-hoi-dam-o-loan

 

Khi mới cất xong (1892) công trình có tên tạm là Nhà thờ Tổ kim hoàn. Đến năm 1934, ngôi thờ được đại trùng tu (và tồn tại cho đến nay) bằng cột gỗ lim, mái ngói móc lợp theo kiểu âm dương, phía trước đền có bộ cửa sắt bao bọc, trên vòm cửa có thêm bốn chữ: Lệ Châu hội quán bằng đồng và dọc hai bên cửa sắt có câu đối: Lệ thủy kim sinh cơ quốc thái Châu đê ngân xuất nghiệp dân an. (Sông Lệ sinh vàng nên quốc thái Bờ Châu ra bạc nghiệp dân an)

 

Về tên Lệ Châu, hiện có hai giả thuyết:

 

Thứ nhất, tên lấy từ câu: Kim trầm lệ thủy, ngân xuất châu đê, có nghĩa vàng chìm sông lệ, bạc xuất bờ châu. Do ngoài việc thờ tổ (Cao Đình Độ và Cao Đình Hương), nơi này còn là nơi quy tụ các tay thợ kim hoàn (còn được gọi là thợ bạc), nên ngôi thờ được gọi Lệ Châu hội sở rồi đổi thành Lệ Châu hội quán.

 

Thứ hai, hội quán lập ra để nhớ ơn ba người họ Trần (ba anh em ruột và đều là học trò của ông Cao Đình Hương) là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã vào vùng Sài Gòn – Chợ Lớn truyền dạy nghề kim hoàn. Sau một thời gian, các ông tiếp tục qua Nam Vang (Campuchia), Lào, Thái Lan tiếp tục việc truyền dạy rồi không trở về nữa. Vì vậy, các thợ bạc Chợ Lớn lấy tên Lệ Châu, với nghĩa là nước mắt để nói lên nỗi mất mát, thương nhớ những người thầy của mình

 

Ngày xưa, Hội Quán Lệ Châu là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh (6 tỉnh Nam Bộ). Ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề, là một trong những trung tâm tưởng nhớ kim hoàn tổ lớn nhất cả nước. Chính nơi đây họ còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

 

Ngày lễ hội chính thức vào ngày 07/2 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên do có rất nhiều đoàn nghề, công ty bạc hành lễ nên tổ chức long trọng hơn thành 03 ngày (05, 06, 07 tháng 2) mới đáp ứng từ các nơi đổ về hành lễ. Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Hội quán tiếp đón hàng ngàn lượt người tham dự.

 

Mở màn giỗ tổ là nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự và người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề. Lễ hội chính thức chia thành 03 “Viên” (Viên là cách gọi về mỗi phần lễ) theo nghi thức lễ giỗ truyền thống.

 

Khi hành lễ, con cháu nghề Bạc tiến hành theo nghi thức truyền thống, dâng phẩm vật như trà, bánh, trái cây, heo quay… Những thành viên ban quản trị đền thờ trong bộ lễ phục áo dài khăn đóng, đứng trước Bài Vị tổ sư vái lạy. Các trưởng đoàn cũng mặc xiêm y truyền thống và chỉnh tề tế lạy với tấm lòng thành kính, biết ơn người đã có công truyền dạy nghề cho con cháu, giúp ích cho xã hội và mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình họ.

 

Sau khi hành lễ chia lộc cháu con và tổ chức liên hoan ngay tại sân hành lễ.

Ngoài giá trị về kiến trúc, văn hóa, Lệ Châu Hội quán còn là nơi để những người theo nghề thợ bạc tỏ lòng biết ơn đối với người đã có công truyền dạy nghề. Cũng là nơi hàng năm, vào 3 ngày lễ giỗ tổ (6, 7, 8 tháng 2 Âm lịch), hàng ngàn người trong ngành kim hoàn ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây đến để cúng bái và chia sẻ những tâm tư trong nghề nghiệp.

Lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ các vị tổ sư ngành nghề mà còn truyền thức mạnh nghề nghiệp, thực hiện truyền thống “ôn cố tri tân” của của người Việt.

Du lịch Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn – Nghề kim hoàn là gì?

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Cà phê Sài Gòn

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Cà phê Sài Gòn – Một phần văn hóa độc đáo của “hòn ngọc Viễn Đông” Từ rất lâu, cà phê đã trở thành thức uống quen thuộc, làm nên…

Bánh mì Sài Gòn

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Bánh mì Sài Gòn –món ăn đường phố được yêu thích nhất thế giới Ở Sài thành có nhiều loại ẩm thực ngon- bổ- rẻ nhưng món ăn gần gũi…

Ốc Sài Gòn

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Sài Gòn nhiều quán ốc thật, nhưng nhất định phải thử 5 hàng vừa ngon, vừa rẻ và lúc nào cũng đông này! Nếu phải hỏi, “Đến Sài Gòn nên…

Cơm Tấm Sài Gòn

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Top 10 QUÁN CƠM TẤM “ăn hoài vẫn ngon” ở Sài Gòn Ai thèm cơm tấm thì cứ đến 10 quán này ha, đảm bảo không làm bạn thất vọng…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn – Nghề kim hoàn là gì?

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Thời gian:

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn – Nghề kim hoàn là gì?

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Thời gian:

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng