x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra :

Đu Vôi – Một lễ hội dân gian đặc sắc 

Đồng bào Mường ở Hoà Bình trong quá trình sinh sống đã lưu giữ được một hệ thống lễ hội dân gian chứa đựng nhiều nét văn hoá đặc sắc và bao hàm nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả, một trong những trường hợp như thế phải kể đến Lễ hội Đu Vôi ở xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn03.1. Lễ hội Đu Vôi

Người chịu trách nhiệm trông nom, cai quản làng Vôi là quan Lang họ Quách. Lang họ Quách không sinh được con trai mà chỉ có một cô con gái, khi đến tuổi trưởng thành, quan Lang gả nàng cho một nhà Lang khác ở Thanh Hoá. Thời gian trôi qua, Lang họ Quách mất đi, do không có con trai tiếp nối việc cai quản đất mường, nên một dòng họ quan lang khác đã đến cai quản đất vùng này.

Trong Làng Vôi có một đầm cá lớn dùng để nuôi cá làm cảnh, đồng thời cũng là để trữ nước dùng tưới cho ruộng đồng vào mùa khô, nhưng từ khi Lang họ Quách mất đi, đập bị vỡ không còn nước dùng để cày cấy nữa, cây cối khô héo, mùa màng thất bát, dân làng đã tìm mọi cách nhưng không sao đắp lại được.

Trước hoàn cảnh đó, dân mường đã họp nhau lại và quyết định vào Thanh Hoá nhờ cô con gái của quan Lang họ Quách về giúp đỡ. Quả nhiên, khi về đến làng, con gái nhà Lang lấy 3 xẻng đất đắp làm mẫu cho dân mường thì đập nước không vỡ nữa, từ đó dân mường mới biết cách đắp bai, làm đập giữ nước cày cấy.

Sau đó, con gái nhà Lang trở về quê chồng và chết tại đó nhưng lòng vẫn khôn nguôi nỗi nhớ quê hương, bản mường của mình. Để tưởng nhớ công ơn của nàng, dân mường đã cùng nhau làm một chiếc đu và cứ 3 năm một lần vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch Làng tổ chức Lễ hội Đu Vôi, cầu mong cho linh hồn của Ả nàng (con gái Quan lang) khi về “Mường Trời” được thanh thản, khuây khoả nỗi nhớ quê và tiếp tục phù hộ cho mưa thuận gió hoà để dân mường có nước cày cấy, mùa màng bội thu.

Lễ hội Đu Vôi xưa được nhân dân chuẩn bị từ rất sớm, ngày 20 đến 23 Tết Nguyên Đán, Làng cử người đi chặt cây, chẻ lạt; ngày 25 – 27 Tết dựng đu. Điều đặc biệt khác với tục chơi đu ở các nơi khác là, Làng Vôi chỉ dựng duy nhất một chiếc đu. Đu dựng xong tạm thời để đấy, chờ đến ngày mùng 7 Tết mới tổ chức Lễ hội.

Sáng ngày mùng 7 Tết, từ rất sớm dân làng tập trung trước Miếu, mỗi nhà mang theo một bát cơm quả trứng để cúng lễ. Ngoài ra, Làng còn chuẩn bị một mâm lễ mời Thầy Trượng có uy tín trong làng khấn mời Ả Nàng xuống hưởng lễ vật và chơi đu. Sau khi kết thúc phần Lễ, buổi chiều Làng tổ chức hội Đu Vôi, bên cạnh trò chơi Đu là chính, Làng còn tổ chức thêm một số trò chơi dân gian khác như: bắn nỏ, vật, ném còn, đánh cù, … để lễ hội thêm phần sinh động.

Lễ hội Đu vôi kéo dài trong một ngày, đến cuối ngày, dân làng sẽ chọn ra một người để trao giải. Giải thưởng được trao cho người chơi giỏi nhất là một chiếc khăn nhiễu – thứ vải quý mà hầu hết dân thường ngày xưa không có. Khi hội Đu Vôi kết thúc, Giải tưởng đã được trao xong, dân Mường lại tổ chức chặt Đu, chiếc Đu càng cao chứng tỏ làng càng thịnh vượng. Để chặt được đu phải cần tới 4 người khoẻ mạnh, thường là đàn ông. Dân mường vẫn truyền nhau rằng, nếu năm nào chặt Đu mà chiếc Đu đổ về phía làng mình thì năm đó làng được mùa to, cây cối tươi tốt, nhà nhà bội thu, thế nên người chặt Đu bao giờ cũng có chủ ý chặt để chiếc Đu đổ về phía làng mình. Kết thúc lễ hội, nhân dân ra về với niềm hi vọng tràn trề, rằng, cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn nhất định sẽ đến.

Trải qua thời gian, với nhiều lí do khác nhau, Lễ hội Đu Vôi nay không còn được tổ chức quy mô và định kỳ như xưa nữa, tuy thế, tiềm thức về Lễ hội Đu Vôi xưa vẫn còn rất sâu đậm trong tâm thức người dân nơi đây, và hơn bao giờ hết, lễ hội dân gian và ý nghĩa sinh cao cả của nó luôn cần được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hôm nay.

Du lịch Lễ hội Đu Vôi

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Cơm Lam tại Bản Lác Mai Châu

Địa điểm: Hòa Bình

Cơm lam tại Bản Lác Mai Châu là một trong đặc sản nổi tiếng tại Việt nam, với hương vị thơm ngon của gạo nếp, cách làm đặc biệt khi…

Cỗ “lá” xứ Mường

Địa điểm: Hòa Bình

ĐẬM ĐÀ MÂM CỖ “LÁ” MƯỜNG  Ghé thăm bản Mường vào những ngày lễ, tết, du khách được dịp hòa mình vào không khí sôi động với những làn điệu…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội Đu Vôi

Địa điểm: Hòa Bình

Thời gian:

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội Đu Vôi

Địa điểm: Hòa Bình

Thời gian:

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng