x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra: Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Thời gian diễn ra : Ngày 15, 16,17 tháng 4 Âm lịch, hàng năm

Lễ hội Điện Trường Bà – tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc

Hằng năm, cứ vào ngày 15, 16,17 tháng 4 Âm lịch, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi lại tổ chức lễ hội Điện Trường Bà – lễ hội dân gian đặc sắc có sự tích hợp, giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên dải đất Việt Nam như Kinh, Cor, Hoa, Chăm…

Tưng bừng lễ hội Điện Trường Bà Quảng Ngãi

Từ xưa, người Việt đến khai phá, tụ cư ở Trà Bồng, Quảng Ngãi và chọn thị trấn Trà Xuân làm nơi giao thương. Họ tiếp biến tín ngưỡng bản địa hình thành dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nên đã lập Điện Trường Bà với mục đích cầu mong “gặp may mắn trong buôn bán”.

Điện Trường Bà là nơi cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thờ chánh thần Thiên Y A Na, Tứ vị thánh nương, Thiên hậu Thánh Mẫu, đức Quan Thánh cùng hai vị nhân thần có công trong việc mở cõi là Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán và Quan Chiếu Vương Mai Đình Dõng. Điện Trường Bà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2014; năm 2017 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tại Trà Bồng hiện còn lưu truyền câu chuyện về thánh Mẫu Thiên Y A Na đã giúp dân diệt ác thủ, khử yêu ma, khai sơn trị thủy. Từ đó, công cuộc khai hoang mới thành công và nhân dân các dân tộc vùng Thanh Bồng được sống an lạc, no đủ. Để tỏ lòng cảm tạ công đức của Bà, nhân dân đã lập đền thờ phụng.

Hằng năm, để tri ân các vị thần có công bảo vệ xóm làng, ngày 15, 16, 17 tháng Tư Âm lịch, dân làng mổ trâu, bò, lợn, gà… tổ chức lễ hội cúng Bà và vui chơi hai ba ngày đêm, đặc biệt là dịp tế xuân, diễn ra rất quy mô thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Đây là một loại hình lễ hội gắn liền với đời sống, sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, làm nương rẫy và là sản phẩm do cộng đồng người Việt – người Cor sáng tạo, giữ gìn trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự ra đời và phát triển của lễ hội phản ánh lịch sử hình thành cộng đồng dân cư ở miền Tây Quảng Ngãi nói riêng và toàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Đến với lễ hội Điện Trường Bà, ngoài người Kinh, Cor còn có người Hoa, Hrê và các dân tộc khác ở Nam Bộ, Quảng Nam- Đà Nẵng. Đây là điều hết sức đặc biệt so với những lễ hội khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ hội được tổ chức thành nhiều phần khác nhau chủ yếu gồm: Lễ mộc dục, lễ tế ngoại đàn, lễ hội hiến trâu, cồng chiêng, múa Cadháu (cà đáo), lễ chánh tế, lễ hội Hoa đăng, và phần hội với nhiều hoạt động dân gian mang tính đặc trưng riêng như: biểu diễn võ thuật, cồng chiêng các dân tộc; diễn tuồng, hát bội, hát bài chòi, thi đấu cờ người, múa lân, thi đấu bóng chuyền, hát dân ca địa phương, đi cà kheo, kéo co; mời các đoàn nghệ thuật hát bá trạo, hát tuồng về biểu diễn phục vụ nhân dân trong dịp lễ hội.

Không khí rộn ràng, thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em

Các hoạt động lễ hội tại Điện Trường Bà đã thể hiện sự giao thoa văn hóa đậm nét giữa các dân tộc anh em nhất là giữa đồng bào Cor và Kinh. Nếu như lễ tế ngoại đàn, chánh tế thể hiện văn hóa của người Việt, thì lễ hiến trâu, múa cồng chiêng… mang nét đặc trưng của đồng bào Cor. Không chỉ vậy, phần nghi thức được thực thi trong lễ hội và các vật phẩm cống lễ cũng mang âm hưởng văn hóa của một số dân tộc anh em khác trong vùng. Do đó, đồng bào các dân tộc Chăm ở Châu Đốc, An Giang, người gốc Hoa ở Hội An và nhiều du khách thập phương khác cũng tề tựu đông đủ tại lễ hội này.

Lễ hội đã thể hiện thông điệp với nội dung gắn tình đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc mở mang bờ cõi và phát triển đất nước.

  Với không gian vừa thiêng liêng lại vừa gần gũi, lễ hội Điện Trường Bà đã khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi hội tụ của các giá trị lịch sử, văn hóa và giá trị khoa học. Thông qua lễ hội thể hiện sự đoàn kết các dân tộc Kinh- Cor- Hoa – Hre trên vùng đất miền Tây Quảng Ngãi, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ giữ gìn các giá trị văn hóa của ông cha để lại.

Lễ hội điện Trường Bà đã mang lại nhiều ý nghĩa cùng giá trị nhân văn và giáo dục sâu sắc. Đây như là một di tích sống khẳng định tinh thần đoàn kết giữa đồng bào miền xuôi và miền ngược. Với tinh thần đó, di tích lịch sử văn hóa điện Trường Bà và lễ hội hằng năm tại đây xứng đáng được bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

 

Du lịch Lễ hội Điện Trường Bà

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Kẹo gương Quảng Ngãi

Địa điểm: Quảng Ngãi

Kẹo gương Quảng Ngãi – top 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng nhất Việt Nam. Là món ăn chơi có giá bình dân với mùi vị thơm ngon, dễ…

Don sông Trà

Địa điểm: Quảng Ngãi

Don sông Trà – một trong 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam Từ lâu người dân Quảng Ngãi ví don là món ăn dân dã, đậm đà phong…

Cá bống sông Trà Quảng Ngãi đặc sản ngon không thể chê

Địa điểm: Quảng Ngãi

Cá bống Sông Trà Quảng Ngãi kho tiêu với gia vị như tiêu, ớt, tỏi, nước mắm… là món ăn đặc sản miền quê Quảng Ngãi, món ăn kỳ công…

Tỏi Lý Sơn

Địa điểm: Quảng Ngãi

Một kg tỏi “cô đơn” Lý Sơn có giá bạc triệu Sở hữu nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội Điện Trường Bà

Địa điểm: Quảng Ngãi

Thời gian: Ngày 15, 16,17 tháng 4 Âm lịch, hàng năm

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Địa điểm: Quảng Ngãi

Thời gian:

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội Điện Trường Bà

Địa điểm: Quảng Ngãi

Thời gian: Ngày 15, 16,17 tháng 4 Âm lịch, hàng năm

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Địa điểm: Quảng Ngãi

Thời gian:

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng