x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra: Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, thành phố Bạc Liêu.

Thời gian diễn ra : Ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm

Lễ Hội Dạ Cổ Hoài Lang Bạc Liêu – Niềm Tự Hào Của Con Người Nơi Đây

Bản “ Dạ cổ hoài lang” – tác phẩm nổi tiếng của nghệ sĩ tài danh Cao Văn Lầu – người đã làm rạng rỡ nền cổ nhạc truyền thống dân tộc. Ông sinh ngày 22/12/1890 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu.

Với sự hướng dẫn những bước đi đầu tiên của cố nhạc sĩ Hai Khị, đã hình thành tài năng của một người nhạc sĩ lớn đó là ông Cao Văn Lầu. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác là một đóng góp có nhiều ảnh hưởng đối với âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam, gắn liền với sự ra đời của dòng nghệ thuật sân khấu cải lương. Ông mất ngày 13/8/1976 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.

Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn theo con đường mang tên Cao Văn Lầu đi chừng 1km, du khách rẽ phải vào con đường nhỏ chừng 300m là đến Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khi ông tạ thế vào năm 1976, gia đình đã an táng ông tại đây, trên phần đất của gia đình và đến năm 1997 Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2008 tỉnh Bạc Liêu đầu tư trùng tu, tôn tạo khu phần mộ này thành “Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu” và đưa vào hoạt động từ ngày rằm tháng Tám âm lịch năm Kỷ Sửu (29/9/2009) nhân dịp kỷ niệm 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác. Tác phẩm được ra đời trong thời gian cuộc sống vợ chồng ông gặp nhiều sóng gió, vì sau 3 năm chung sống bà Trần Thị Tấn vợ ông không sinh được con nối dỗi tông đường nên bị mẹ ông buộc vợ chồng chia cắt. Nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não ruột, ai oán của bản Dạ cổ hoài lang. Nhìn trên phương diện nào đó, tác phẩm như tiếng nấc, là bản nhạc lòng quý giá của tác giả đối với người tri âm, tri kỷ, giữ trọn nghĩa nhân, vẹn thủy chung của tình chồng vợ.

Lễ hội “Dạ cổ Hoài lang”  là một lễ hội nghệ thuật độc đáo của người  Bạc Liêu nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển của bản vọng cổ ngày nay. Lễ hội không chỉ nhằm tôn vinh cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và tôn vinh bản Dạ Cổ Hoài Lang, mà còn để tôn vinh những nghệ sĩ, nghệ nhân đã có công lao đóng góp để duy trì, phát triển và làm phong phú thêm cho vốn âm nhạc truyền thống Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, đó là ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, thành phố Bạc Liêu.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội bao gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, lễ giỗ tổ cổ nhạc, rước đèn trung thu và thả hoa đăng, trưng bày hiện vật, hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các sản phẩm nghề truyền thống… Giữa phòng trưng bày có tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang” cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện. Đối diện với phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn, lễ hội thu hút nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về biểu diễn và tham dự ngày giổ tổ nghề.

Chiều sâu của Lễ hội, đó là sự nhắc nhở về nguồn cội. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương phát triển văn hóa để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Với diện tích ban đầu là 2.772m2, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Bạc Liêu, nhằm tạo sân khấu chuyên nghiệp và đủ tiêu chuẩn phục vụ sự kiện lễ hội Dạ cổ hoài lang, tỉnh Bạc Liêu đã có dự án mở rộng Khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu với tổng diện tích là 12.577m2. Dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Điều đáng phấn khởi cho ngành du lịch Bạc Liêu là năm 2012, Khu lưu niệm nhạc sĩ cao Văn Lầu được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiêu biểu  khu vực ĐBSCL, sự công nhận này cho thấy Bạc Liêu đã khẳng định được vị trí của mình trong khu vực và trở thành một điểm hẹn văn hóa thu hút ngày càng lớn số lượng du khách gần xa.

Ai đã có dịp đến với Bạc Liêu vào mùa lễ hội, chắc hẳn trong lòng còn ghi dấu những kỷ niệm khó quên về một vùng đất nghĩa tình, đọng lại những thiết tha qua bài dạ cổ. Ngoài việc khơi dậy giá trị truyền thống thông qua lễ hội Dạ cổ hoài lang còn góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của Bạc Liêu, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân. Phát huy hơn nữa phong trào đờn ca tài tử ngày một phát triển ngay trên quê hương bác Sáu Lầu đồng thời nâng cao phong trào này thành một sản phẩm văn hoá độc đáo gắn liền với việc phát triển du lịch ở địa phương, gìn giữ “món ăn tinh thần” của người dân Nam Bộ có lẽ là tiếng lòng của người Bạc Liêu và những người mộ điệu cải lương.

Du lịch Lễ Hội Dạ Cổ Hoài Lang Bạc Liêu

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

CITY HÀ NỘI 1 NGÀY ( CITY HÀ NỘI 1 NGÀY )

Văn hóa

1

Di chuyển bằng
xe khách

Ăn uống
01 bữa

Hương vị của những món quà quê dân dã

Địa điểm: Hương vị của những món quà quê dân dã

Đối với những ai sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, hẳn đã quá quen thuộc với những món quà quê dân dã như bánh đúc chấm tương Đình…

Cà phê Chồn

Địa điểm: Cà phê Chồn

Uống cà phê là một thú vui thường nhật của nhiều người, bất kể ở thành thị hay nông thôn. Đến với Lâm Đồng, du khách không thể bỏ qua…

Hủ tiếu

Địa điểm: Hủ tiếu

Người Sài Gòn cũng chưa chắc biết hết tất cả các loại hủ tiếu có ở đây  Ở Sài Gòn, hủ tiếu là một món ăn rất đỗi quen thuộc…

Bưởi Đoan Hùng

Địa điểm: Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng – Tự hào giống bưởi ngon số 1 Việt Nam. Đặc sản bưởi Đoan Hùng có thể tự hào với danh hiệu bưởi ngon số 1 Việt…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội cúng đình Bình Thủy – Kỳ Yên Cần Thơ

Địa điểm: Lễ hội cúng đình Bình Thủy – Kỳ Yên Cần Thơ

Thời gian:

Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Địa điểm: Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Thời gian: 15 tháng Giêng

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu

Địa điểm: Lễ hội chùa bà Thiên Hậu

Thời gian: Rằm tháng Giêng Âm lịch

Lễ hội Đua Thuyền

Địa điểm: Lễ hội Đua Thuyền

Thời gian: Ngày 02 Âm Lịch

Lễ hội Dừa ở Bến Tre

Địa điểm: Lễ hội Dừa ở Bến Tre

Thời gian: Tháng 11 Dương lịch

Lễ Hội Dạ Cổ Hoài Lang Bạc Liêu

Địa điểm: Lễ Hội Dạ Cổ Hoài Lang Bạc Liêu

Thời gian: Ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội cúng đình Bình Thủy – Kỳ Yên Cần Thơ

Địa điểm: Lễ hội cúng đình Bình Thủy – Kỳ Yên Cần Thơ

Thời gian:

Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Địa điểm: Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Thời gian: 15 tháng Giêng

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu

Địa điểm: Lễ hội chùa bà Thiên Hậu

Thời gian: Rằm tháng Giêng Âm lịch

Lễ hội Đua Thuyền

Địa điểm: Lễ hội Đua Thuyền

Thời gian: Ngày 02 Âm Lịch

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng