x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra :

Ghé lại Cần Thơ, tham dự lễ hội chùa Ông đặc sắc

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với những địa danh du lịch ấn tượng như: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, miệt vườn Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng,… mà còn bởi các giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó ta phải kể đến lễ hội Chùa Ông.

Chùa Ông tên tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán, được xây dựng vào thế kỉ XVII – XVIII do nhóm người Hoa thuộc Quảng Châu và Triệu Khánh (Trung Quốc) thành lập với mục đích là hội quán cho cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Với giá trị văn hóa cùng lịch sử, kiến trúc, năm 1993 chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Ông có lối kiến trúc mang ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ và đá. Chùa được trang trí bằng những vật dụng tái hiện những điển tích và truyền thuyết Trung Hoa cổ đại như: Tam quốc chí, Bát Tiên, Đông Chu Liệt Quốc,… hoặc những chủ đề về mai, lan, cúc, trúc, cá hóa tiên, chim phụng hoàng,…

Chùa Ông có nhiều lễ hội trong năm. Lễ hội chùa Ông lớn nhất được diễn ra 10 năm một lần và được gọi là lễ đấu đèn. Trong lễ hội này, người ta sẽ tiến hành đấu giá những chiếc đèn lồng đẹp nhất để quyên góp tiền giúp các cơ sở từ thiện, xây nghĩa trang, trường học và giúp đỡ trẻ mồ côi trong thành phố. Ngoài ra, chùa Ông còn có những “Ngày vía” tức là ngày sinh của các vị thần được thờ trong chùa.

Vào những ngày này, mọi người đến chùa để dâng hương và dâng lễ vật. Trong mâm lễ vật thường có: heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn,… mâm nào cũng đầy đủ các loại đồ cúng để thể hiện tấm lòng cầu mong cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho gia đình và người thân. Đến với lễ hội chùa Ông, bạn còn được hòa mình trong không khí hân hoan, vui vẻ của những hoạt động thú vị như: múa lân sư rồng, thi hát dân ca, hát tuồng…. Đặc biệt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự tài hoa của các nghệ nhân làm đèn lồng và được ở hữu chúng. Theo quan niệm của người dân Cần Thơ, khi bạn sở hữu chiếc đèn lồng tại lễ hội chùa Ông, bạn sẽ có được sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc.

Lễ hội chùa Ông là nét văn hóa tâm linh độc đáo nhất tại Cần Thơ, cho chúng ta có những hiểu biết về một nền văn hóa Trung Hoa lâu đời đã từng tồn tại ở Việt Nam. Đồng thời sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời tham quan Cần Thơ nói chung và toàn Nam Bộ nói riêng.

 

Du lịch Lễ hội chùa Ông

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Cá lóc nướng

Địa điểm: Cần Thơ

Cá lóc nướng – món ăn dân dã của miền Tây Các món nướng, đặc biệt là cá lóc nướng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống ẩm thực…

Cơm cháy kho quẹt – Top 5 quán ăn được Giới Trẻ tán đồng

Địa điểm: Cần Thơ

Cơm cháy kho quẹt món ăn từ cơm cháy vàng, giòn + vị ngầy ngậy tép mỡ chiên + niêu kho quẹt, nguyên liệu: cơm cháy vàng, hành, ớt, thịt…

Bánh xèo Mười Xiềm

Địa điểm: Cần Thơ

Đã đến Cần Thơ nhất định phải thưởng thức đặc sản bánh xèo Mười Xiềm Cần Thơ luôn là một trong những thành phố của nước ta có nhiều món…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội chùa Ông

Địa điểm: Cần Thơ

Thời gian:

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Lễ hội chùa Ông

Địa điểm: Cần Thơ

Thời gian:

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng