Giới thiệu
Địa điểm :
Thời điểm :
Nhất Bánh phu thê Đình Bảng chắp nối duyên tình đôi lứa
Ở Bắc Ninh có một ngôi làng được mệnh danh là “làng làm bánh hỏi vợ cho thiên hạ”. Bởi lẽ, bánh của làng này là một trong lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người Kinh Bắc. Đó chính là bánh Phu Thê.
Truyền thuyết về món bánh hỏi vợ ở Đình Bảng
Có rất nhiều sự tích xoay quanh sự ra đời của tên bánh khi có dịp ghé thăm Đền Đô, nơi sản sinh ra cặp bánh giàu ý nghĩa. Có người kể, khi vua Lý Anh Tông xuất chinh, hoàng hậu Chiêu Linh đã đích thân vào bếp làm ra món bánh gửi theo chồng mang đi đánh trận.
Vua ăn miêng bánh ấy thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng bao năm qua giữa mình và vợ đã đặt tên là bánh phu thê, hay bánh xu xuê theo cách gọi ở nhiều vùng khác. (Thời vua Lý Anh Tông đã bãi bỏ chế độ đa hậu– một vua có nhiều hoàng hậu – có từ nhiều đời vua Lý trước đó, chuyển đổi thành một đế một hậu, một vua chỉ có một hoàng hậu và nhiều phi tần)
Truyền thuyết khác lại cho rằng, trong một lần hội làng ở Đình Bảng, vua Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ ở Đền Đô được dân làng dâng bánh phu thê để thưởng thức. Sau khi nếm thử, Đức vua và Nguyên Phi đều hết lời ngợi khen chiếc bánh vừa thơm ngon, đậm đà lại mang hồn quê hương trong đó khi sử dụng nguyên liệu quê nhà làm nên. Chiếc bánh mang nghĩa phu thê ấy không chỉ là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng mà còn là nghĩa nước non quê nhà.
Một ý kiến khác cho rằng nếu được ăn bánh thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn.
Với rất nhiều câu chuyện và ý nghĩa xoay quanh mình như vậy, chiếc bánh phu thê tự lúc nào đã trở thành chiếc bánh được không ít các gia đình khi muốn dựng vợ gả chồng cho con cái đều đến đặt bánh làm lễ hỏi.
Các công đoạn để làm ra chiếc bánh phu thê ở Đình Bảng
Cách làm bánh phu thê Đình Bảng
Có đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cách chế biến bánh phu thê mới thấy được người làng Đình Bảng khéo léo đến mức nào. Chiếc bánh nhỏ chừng lòng bàn tay lại mất rất nhiều công đoạn để tạo thành hình.
Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, giã tay hoặc xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô.
Để làm nên màu vàng đặc trưng của vỏ bánh, người Đình Bảng tuyệt nhiên không dùng phẩm mà lấy nước quả dành dành tạo màu tự nhiên. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ, đãi vỏ, đem đồ chín và thắng đường cát. Nhân đỗ sau khi dàn đều trên mặt khay và chia thành từng phần, sẽ được cho thêm hạt sen để tăng vị bùi, thơm.
Tham khảo thêm:
-Bánh tẻ Làng Chờ: http://vietnamtravellog.com/dac_san/banh-te-lang-cho
-Rêu Suối: http://vietnamtravellog.com/dac_san/reu-suoi
-Mắm còng Cần Giuộc: http://vietnamtravellog.com/dac_san/mam-cong-can-giuoc
Người thợ còn trộn thêm sợi đu đủ khô để tạo độ dai và thêm sợi dừa nạo để bánh có vị ngậy. Mỗi một miếng nhân đỗ hạt sen sẽ được đặt trong vỏ bánh hình vuông và gói lại bằng hai lớp lá. Người ta quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá dong.
Hình ảnh bánh phu thê Đình Bảng Bắc Ninh
Những cặp bánh mang trong mình nhiều ý nghĩa , những căp bánh phu thê Đình Bảng gửi gắm biết bao triết lý, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan không chỉ riêng của người Đình Bảng. Nhân tròn, bánh vuông như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương.
Bột dàn mỏng, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng mô phỏng sợi tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.
Bánh bóc ra tỏa mùi hương mát dịu khắp sân. Sau lớp lá đổi màu vì nước luộc là lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt bên trong. Chỉ cần cắn một miếng nhỏ là có thể cảm nhận được độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường… hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Lá dừa ôm bột lọc trong,
Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ứng vàng.
Phu Thê vui chuyện xóm làng,
Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên.
Với hương vị thơm ngon và những câu chuyện truyền thuyết, bánh phu thê Đình Bảng đã trở thành món ăn du khách không thể không nếm thử khi đến với Bắc Ninh. Du khách có thể mua bánh phu thê Đình Bảng ở dọc đường vào Đền Đô để mang về làm quà cho bạn bè và người thân, đồng thời cũng là cách để thắt chặt tình cảm gia đình sau mỗi chuyến đi xa.
Du lịch Bắc Ninh
NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công
Ẩm thực tương tự
Bánh phu thê làng Đình Bảng – hương vị đậm 1000 năm Bắc Ninh
Địa điểm: Bắc Ninh
Nhất Bánh phu thê Đình Bảng chắp nối duyên tình đôi lứa Ở Bắc Ninh có một ngôi làng được mệnh…
Bánh tẻ làng Chờ đậm ngon hương vị Kinh Bắc
Địa điểm: Bắc Ninh
Bánh tẻ làng Chờ, món đặc sản dân dã ăn một lần là nghiền ở Bắc Ninh, nhưng bánh tẻ nơi…
Nem Bùi Thuận Thành Bắc Ninh đặc sản đậm chất món ăn Việt
Địa điểm: Bắc Ninh
Nem Bùi Thuận Thành Bắc Ninh – Món ngon khó chối từ. Đúng như tên gọi được đặt, nem Bùi có…
Cỗ chay Đào Xá
Địa điểm: Bắc Ninh
Cỗ chay hương vị Đào Xá Làng Đào Xá xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh thời xưa là xã Đào…