x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm : Cao Bằng

Thời điểm : Quanh năm

Mùa đông nhớ bánh coóng phù Cao Bằng

Khi tiết trời lạnh, ở Cao Bằng rất nhiều gia đình chuẩn bị món bánh coóng phù (bánh trôi) truyền thống. Món bánh được “trang điểm” bằng chính màu sắc của lá phẩm và quả tự nhiên gắn bó với người nông dân. Trong những ngày lạnh, bưng bát bánh nóng hổi thơm mùi đường mật và nếp gừng, vừa ăn, vừa thổi thì thật đáng nhớ.

Đối với người Tày Cao Bằng, bánh coóng phù không chỉ có hương thơm của gạo, vị ngọt của mật mía, vị bùi của lạc vừng, mà chút cay nồng của gừng tạo nên không khí ấm cúng trong thời tiết lạnh giá. Ở miền xuôi, coóng phù còn gọi là bánh trôi nhưng không được tô điểm sinh động như coóng phù ở Cao Bằng. Trong ngày Đông Chí, từ sáng sớm trên nhiều con phố, ngõ nhỏ, các hàng quán bán bánh coóng phù nhiều hơn thường ngày. Nhiều hàng bánh, khách hàng nối dài chờ mua coóng phù.

Bánh coóng phù dễ làm, từ bột gạo nếp, có pha chút gạo tẻ thơm. Sau khi ngâm gạo, xay bột lẫn nước, đổ vào túi vải mềm để ráo nước (theo kinh nghiệm, muốn bánh coóng phù dẻo, lấy một phần bột nhỏ luộc chín vào nhào với bột sống) trộn đều hoặc giã nhuyễn và vê tròn. Có 2 cách nặn bánh, bánh tròn không nhân và bánh hình bầu dục có nhân là đường, lạc, vừng rang giã nhỏ. Màu sắc tô điểm cho bánh đều dùng từ các loại quả và lá: Màu cam từ quả gấc; màu xanh từ cây ngải cứu; màu tím, vàng từ lá cẩm. Sau cùng, thả bánh vào nước sôi, khi bánh nổi là chín. Thả xuống nồi nước sôi, bánh nổi với nhiều sắc màu: trắng, cam, tím, xanh, dùng muôi lưới hớt bánh vào bát và chan nước đường nấu với gừng thơm lừng. Đây cũng là hương vị đặc trưng của bánh coóng phù Cao Bằng so với các nơi khác vì nước chan bánh được làm từ mật mía, pha vừa có đủ độ ngọt, vừa có độ sánh.

Trong tiết trời lạnh giá, nếu được thưởng thức món bánh giản dị, nhưng đậm đà hương vị vùng cao, hẳn ai đi xa cũng nhớ đến nao lòng.

Địa điểm thưởng thức theo gợi ý của chúng tôi

Du lịch Cao Bằng

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Địa điểm: Cao Bằng

Mùa đông nhớ bánh coóng phù Cao Bằng Khi tiết trời lạnh, ở Cao Bằng rất nhiều gia đình chuẩn bị món bánh coóng phù (bánh trôi) truyền thống. Món…

Bánh cuốn trứng Cao Bằng – Nguyên liệu, cách làm, top quán ăn ở Hà Nội

Địa điểm: Cao Bằng

Bánh cuốn trứng Cao Bằng đam mêm ẩm thực, hãy xem nguyên liệu, cách làm và thưởng thức tại những quán ăn bánh cuốn ngon tại Hà Nội.   Hình…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội Lồng tồng

Địa điểm: Cao Bằng

Thời gian: Mùng 3 tết Âm lịch

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Ẩm thực tương tự

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Địa điểm: Cao Bằng

Mùa đông nhớ bánh coóng phù Cao Bằng Khi tiết trời lạnh, ở Cao Bằng rất nhiều gia đình chuẩn bị…

Bánh cuốn trứng Cao Bằng – Nguyên liệu, cách làm, top quán ăn ở Hà Nội

Địa điểm: Cao Bằng

Bánh cuốn trứng Cao Bằng đam mêm ẩm thực, hãy xem nguyên liệu, cách làm và thưởng thức tại những quán…

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng