x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra: Làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội

Thời gian diễn ra : 23 tháng 3 âm lịch

Hội Lệ Mật – Nơi truyền thống còn lại muôn đời

Người dân Hà Nội ngày nay vẫn có câu ca:

Nhớ ngày 23 tháng 3 

Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê 

Kinh quán, cựu quán đề huề 

Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.

Câu ca dao đưa chúng ta trở về với truyền thuyết của một làng Việt cổ – làng Lệ Mật liên quan tới cố đô Thăng Long hơn 9 thế kỷ trước. Làng Lệ Mật thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên nằm cách Hà Nội 7 km về phía Đông Bắc. 

Nguồn gốc lễ hội Lệ Mật

Tương truyền một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã tìm được ngọc thể công chúa nhà Lý sau khi bị thủy quái làm đắm thuyền chết đuối. Vua ban thưởng gấm vóc, vàng bạc nhưng chàng từ chối và chỉ xin đưa dân nghèo Lệ Mật cùng mấy làng quanh đó sang vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long khai khẩn, làm trang trại. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu “Thập Tam trại”. Sau khi chàng mất, nguời dân làng Lệ Mật lập đình thờ chàng ở phía nam làng bên bờ nam sông Đuống, suy tôn chàng là Đức Thánh Hoàng.

(Ảnh: ST)

Hằng năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch con cháu 13 trại xưa lại kéo về làng cũ “cựu quán” dự lễ hội tưởng niệm người đã có công mở làng lập ấp. Lễ hội diễn ra ở 3 địa điểm chính là giếng làng, miếu công chúa và đình làng. 

Hoạt động trong hội Lệ Mật

Đến Lệ Mật trong những ngày hội, bạn sẽ ngỡ ngàng với khung cảnh khắp trong đình ngoài làng đều được trang hoàng lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn nến sáng rực, khói hương nghi ngút.

(Ảnh: ST)

Phần lễ gồm: Lễ rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, rước cỗ (lễ vật) của 13 trại ở quận Ba Đình về làng dâng thần. Phần hội đặc sắc nhất là hội đả ngư và trò múa giảo long (múa rắn). Đả ngư hay đánh cá thờ là một nghi lễ rất quan trọng trong ngày truyền thống làng Lệ Mật. Lễ tục này bắt nguồn từ sự tích chàng trai họ Hoàng xả thân đánh Giảo Long, cứu xác công chúa nhà Lý. Lễ Đả ngư là một màn trình diễn tâm linh, thông qua đó gửi lời ước nguyện, tri ân của công chúa đối với vị Thành Hoàng làng. Ước nguyện ấy được tin rằng ứng nghiệm vào đêm trước đánh cá, trời thường vận mưa khiến cá chuyển từ Hồ Tây về giếng Ngọc. Nhân dân địa phương ai cũng tin rằng cá của công chúa gửi về bao giờ cũng được đánh dấu bằng chấm đỏ hoặc ngả vàng trên lớp vẩy. 

Trò múa rắn diễn lại cảnh thủy quái (được làm bằng nan tre lợp vải) bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức. 

Bên cạnh đó, đến dự Lễ hội làng Lệ mật, Khách du lịch ngoài dược tham quan trang trại nuôi rắn, được sờ vào những con rắn không có nọc độc, người ta còn được tận mắt chứng kiến các đầu bếp làm thịt một con rắn như thế nào và thưởng thức các món ngon làm từ rắn. Tất cả các món được chế biến từ rắn đều rất tuyệt vời, từ nuốt tim sống, uống rượu tiết, cho đến các món được làm chín như súp rắn, xôi đồ mỡ rắn, rắn hầm xả… 

(Ảnh: ST)

Ăn bữa cơm ngon ở làng Lệ Mật, bên cạnh những món ăn thơm ngon độc đáo từ thịt rắn, người ta có dịp phát hiện ra sự tài tình của những người đầu bếp nơi đây trong việc phối hợp các món ăn. Thịt rắn chiên xào hầm, ăn thêm rau cải ngồng non, xôi sắn thơm bùi, sung nếp muối ngọt chua để át đi cá ngán ngấy. Miếng bánh đa ăn kèm để tăng dư vị giòn bùi, bát cháo đậu xanh cuối bữa như làm dịu đi cái nóng từ những chén rượu có thể đem lại cho nhiều thực khách.Có thể ăn thịt rắn ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng đến Lệ Mật ăn các món ngon từ rắn lại có một độc đáo riêng. Đến một làng cổ giữa Hà Nội và thưởng thức đặc sản của vùng đất thiêng, phải chăng đó mới chính là ý nghĩa trong những hành trình mà mọi người đang tìm kiếm?

Ngoài việc kinh doanh món ăn từ thịt rắn, Làng Lệ Mật cũng điều chế nhiều loại thuốc tốt từ những thành phần khác như mỡ rắn dùng để bôi vết thương; mật rắn có công dụng giảm cân, giảm ho; nọc rắn dùng để chữa động kinh, hen phế quản, rong huyết và rượu rắn là thuốc bổ gân cốt, chữa thấp khớp. Vậy nên, nếu có dịp đến Lệ Mật, bạn không chỉ được thưởng thức thịt rắn, mà còn có thể mua nhiều sản phẩm chế biến từ rắn để làm quà cho chuyến tham quan đầy thú vị của mình.

Hội Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh thành Thăng Long (dân kinh quán) gặp gỡ và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Lễ hội Lệ Mật chứa đựng nhiều lớp văn hóa khác nhau, trong đó có cả nghi thức đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, cầu mong được mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” tưởng nhớ công lao của các bậc tiền bối có công với quê hương, đất nước.

Du lịch Hội Lệ Mật

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Tet in Vietnam ( Tour Tet Viet Nam 2018 )

Văn hóa

10

Phòng ở

Di chuyển bằng
xe khách

Trà sen Hồ Tây

Địa điểm: Hà Nội

Trà sen Hồ Tây – Tinh hoa của đất trời Không phải ngẫu nhiên mà người yêu thích trà đạo lại mê mẩn món trà sen Hồ Tây đến vậy.…

Kem Tràng Tiền ngon – chất riêng Hà Nội – đẳng cấp xưa nay

Địa điểm: Hà Nội

Hơn nửa thế kỉ tồn tại, kem Tràng Tiền đã trở thành một thương hiệu kem rất quen thuộc không chỉ với riêng người Hà Nội. Sự hòa quyện giữa…

Bánh tôm Hồ Tây

Địa điểm: Hà Nội

Bánh tôm Hồ Tây – Món ăn đi cùng năm tháng  Có một món ăn vặt dân dã thân quen ở Hồ Tây vẫn lưu truyền đến ngày nay và…

Bún ốc Hà Nội

Địa điểm: Hà Nội

Bình dị, mộc mạc bún ốc Hà Nội Người ta thấy trong nét ẩm thực Hà Nội là hương vị dân dã mà đầy tinh tế. Bún ốc Hà Nội…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Hội Gióng

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Từ mùng 7 đến 9/4 âm lịch

Hội Lệ Mật

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: 23 tháng 3 âm lịch

Lễ Hội Gò Đống Đa Hà Nội 2021

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch)

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Hội Gióng

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Từ mùng 7 đến 9/4 âm lịch

Hội Lệ Mật

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: 23 tháng 3 âm lịch

Lễ Hội Gò Đống Đa Hà Nội 2021

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch)

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng