x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa điểm diễn ra: Gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

Thời gian diễn ra : Mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch)

Lễ hội Gò Đống Đa Hà Nội năm 2021 sẽ được tổ chức vào mùng 5 Tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa để tưởng niệm chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung đại phá Quân Thanh..

 

Lịch Sử Lễ Hội Gò Đống Đa

 

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Lễ rước kiệu (Ảnh: ST)

Gò Đống Đa là một gò đất và là một di tích nằm bên đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh Trung Quốc trong Trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Hơn 200 năm trước (1789), nơi đây là một chiến trường đẫm máu.

Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy. Trận này diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của Việt Nam kể từ đó.

“Ðánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

 

Diễn văn nghệ trong lễ (Ảnh: ST)

Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là “Kình nghê quán” (gò chôn xác “kình nghê” – 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu). Theo truyền thuyết, 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.Nhưng trên thực tế, có nhiều chứng cứ cho rằng Gò Đống Đa là một gò tự nhiên được hình thành từ cách đây khoảng 4000 năm.

 

Lễ Hội Gò Đống Đa được tổ chức ở đâu?

 

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò.

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

 

Tham khảo thêm:

 – Lễ hội Ok Om Bok: http://vietnamtravellog.com/le_hoi/le-hoi-ooc-om-bok

 -Lễ hội Mai An Tiêm: http://vietnamtravellog.com/le_hoi/le-hoi-mai-an-tiem

 

Vào buổi sáng ngày hội, các vị chức sắc và bô lão trong làng tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội.

Tái hiện câu chuyện vua Quang Trung đại phá quân Thanh (Ảnh: ST)

Nhưng hấp dẫn và trẻ trung hơn cả là tốp đi sau cùng với “Con Rồng lửa”. Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành hình những con rồng lớn và trang trí bằng mo cau và giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa.

Rước đầu rồng tại lễ hội (Ảnh: ST)

Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Do đó, hàng năm, các vị lãnh đạo đại diện cho Đảng và Nhà nước ta đều tới dự và chủ trì mọi nghi thức của lễ hội. Quốc kỳ và cờ của ngày hội thi nhau bay phấp phới như chào đón du khách muôn phương. Nằm đối diện vời gò là chùa Đồng Quang cũng toả hương khói nghi ngút, tấp nập kẻ vào ra. Tai chùa, các sư làm cháo cúng lên các cô hồn của quân giặc như một hành động nhân nghĩa truyền thống của đạo đức nhân dân ta. Còn trước tượng vua Quang Trung, nhân dân cũng tới dâng hoa và tưởng niệm rất đông.

Đánh cờ người tại hội gò Đống Đa (Ảnh: ST)

Sau những nghi thức trang trọng là đến các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đầu vật, cờ người, chọi gà, tái hiện lại chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa xưa bằng các màn trình diễn nghệ thuật… Trong đó không thể thiếu một giai thoại đẹp còn được lưu truyền đến ngày nay : trên đường hành quân thần tốc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, khi vào đến Thăng Long, lúc voi trận, áo bào còn vương mùi thuốc súng, nhìn thấy rừng đào Nhật Tân rộ sắc hồng, Vua Quang Trung liền cho người chọn một cành đẹp nhất phóng ngựa trạm vào thành Phú Xuân, tặng Ngọc Hân công chúa.

Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt tại Bình Định (Ảnh: ST)

Quê hương của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ là ở quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ở đây, nhân dân cũng xây nhà thờ ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hàng năm, cũng vào ngày 5 tết Nguyên Đán, nhân dân mọi nơi lại đổ về đây dâng cúng hương hoa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại những trang sử vẻ vang rất đỗi tự hào của dân tộc. Họ còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống… rất đặc sắc. Đặc biệt, tham gia các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà có cả nữ giới nên hội càng thu hút đông khách tham quan.
Ngày nay, đi dự hội Đống Đa đối với người Hà Nội đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.

Du lịch Lễ Hội Gò Đống Đa Hà Nội 2021

NetViet luôn sẵn sàng giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thành công

Tet in Vietnam ( Tour Tet Viet Nam 2018 )

Văn hóa

10

Phòng ở

Di chuyển bằng
xe khách

Trà sen Hồ Tây

Địa điểm: Hà Nội

Trà sen Hồ Tây – Tinh hoa của đất trời Không phải ngẫu nhiên mà người yêu thích trà đạo lại mê mẩn món trà sen Hồ Tây đến vậy.…

Kem Tràng Tiền ngon – chất riêng Hà Nội – đẳng cấp xưa nay

Địa điểm: Hà Nội

Hơn nửa thế kỉ tồn tại, kem Tràng Tiền đã trở thành một thương hiệu kem rất quen thuộc không chỉ với riêng người Hà Nội. Sự hòa quyện giữa…

Bánh tôm Hồ Tây

Địa điểm: Hà Nội

Bánh tôm Hồ Tây – Món ăn đi cùng năm tháng  Có một món ăn vặt dân dã thân quen ở Hồ Tây vẫn lưu truyền đến ngày nay và…

Bún ốc Hà Nội

Địa điểm: Hà Nội

Bình dị, mộc mạc bún ốc Hà Nội Người ta thấy trong nét ẩm thực Hà Nội là hương vị dân dã mà đầy tinh tế. Bún ốc Hà Nội…

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Hội Gióng

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Từ mùng 7 đến 9/4 âm lịch

Hội Lệ Mật

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: 23 tháng 3 âm lịch

Lễ Hội Gò Đống Đa Hà Nội 2021

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch)

Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.
Xin lỗi!
Hiện tại nội dung đang được cập nhật.

Lễ hội tương tự

Hội Gióng

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Từ mùng 7 đến 9/4 âm lịch

Hội Lệ Mật

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: 23 tháng 3 âm lịch

Lễ Hội Gò Đống Đa Hà Nội 2021

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: Mùng 5 Tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch)

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng