x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Thành cổ Luy Lâu – dấu vết còn sót lại của một thời phồn hoa Thành cổ Luy Lâu một thời từng nổi tiếng xứ Giao Chỉ xưa, tuy nhiên cho tới nay chỉ còn lại một cây cầu đá ngót 2.000 năm tuổi dẫn vào ngôi đền thờ Sĩ Nhiếp, người đầu tiên đưa Nho giáo vào Việt Nam.

Đền Sỹ Nhiếp và thành cổ Điểm đầu tiên du khách đến là đền thờ Sĩ Nhiếp nằm giữa một vườn nhãn um tùm, được giới thiệu là trung tâm tòa thành Luy Lâu xưa. Bước qua cây cầu đá cổ vẹn nguyên, tuyệt đẹp bắc ngang hồ nước rộng, ngôi đền theo lối kiến trúc cổ, quy mô khá lớn nằm ngay giữa sân. Cụ thủ từ mở cửa dẫn lối vào nội điện và giới thiệu say sưa rằng nhiều nơi người ta thờ Sĩ Nhiếp nhưng đây là ngôi đền duy nhất có thờ tượng ngài. Ngoài cái chuông “linh thiêng từng bị người ta đánh cắp nhiều lần mà phải trả lại”, cụ thủ từ cũng giới thiệu hai tấm bia cổ quý của hai vị vua Nguyễn…

Thành cổ Luy Lâu và đền Sĩ Nhiếp phủ kín một màu xanh mát mắt. Khu vực này đã được các nhà chuyên môn trong và ngoài nước khai quật nhiều lần, thu được hàng ngàn hiện vật bằng gốm sứ, đá và kim loại quý giá. Điều đặc biệt nhất trong các hố đào ở khu trung tâm cổ thành này chính là sự xuất lộ những mảnh khuôn đúc của trống đồng, nhiều mảnh trong đó khắc âm hình con chim Lạc và hình ảnh của người Việt xa xưa… Trải qua gần 2.000 năm, ngôi thành được cho là làm bằng đất này phần lớn đã thành bình địa; nhiều đoạn nằm dưới nền móng xóm làng, nhà cửa, thậm chí có chỗ đã biến thành đồng ruộng của dân làng Lũng Khê. Thật may mắn, nằm ven dòng sông Dâu còn một đoạn thành khá dài, nhô cao chừng nửa mét, đang mọc đầy cây bạc hà trắng và tràm hoa vàng…

Cây cầu đá bắc qua vào đền Nhiều văn vật cổ quý Tấm bia cổ nhất Việt Nam đang được dựng ở làng Thanh Hoài, cạnh đền thờ Sĩ Huy, con trai của Sĩ Nhiếp, cách trung tâm thành cổ chưa đầy cây số. Đây là tấm bia sớm nhất tại VN đến thời điểm này, có niên đại từ năm 314 đến năm 450. Năm 2004, tại chùa Xuân Quan cạnh thành Luy Lâu, một người dân đào được tấm bia Xá lợi tháp minh có từ năm 601, thời điểm ấy là minh văn sớm nhất VN, được công nhận bảo vật quốc gia sau đó. Hai tấm bia nói trên là hai văn vật có minh văn sớm bậc nhất của lịch sử VN, giữ vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Việt đầu thời kỳ lịch sử; được tận mắt chứng kiến mà lòng xúc động vô ngần. Bên trong đền Sỹ Nhiếp Ở khu vực Luy Lâu hiện còn nhiều ngôi chùa cổ rất đáng tham quan. Đó là chùa Phi Tướng (trung tâm thành cổ), chùa Xuân Quan, chùa Tổ Mãn Xá, đều nằm trong nhóm những ngôi chùa thờ hệ thống tứ pháp (Pháp Vân – thờ nữ thần Mây; Pháp Vũ – thờ nữ thần mưa; Pháp Lôi – thờ nữ thần sấm; Pháp Điện – thờ nữ thần chớp và Phật mẫu Man Nương) có từ nghìn năm trước. Cách thành không xa là di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp, nơi có tháp đá Báo Nghiêm và kiệt tác tượng Phật bà Quan Âm nổi tiếng. Ngoài ra, khu di tích lăng và đền thờ thủy tổ Kinh Dương Vương gần đó cũng là nơi du khách nên đến.

Những điều thú vị tại Thành cổ Luy Lâu

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng