x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Nhà cổ trăm cột Cần Đước

Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Nhà Trăm Cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ đã có từ hơn 100 năm nay. Ngôi nhà này có 68 cột chính và nếu tính luôn 52 cột vuông nhỏ phụ trợ ở hàng 5 và vòng đố vách chái xây bằng xi măng (đã được trùng tu sau này) thì ngôi nhà này có tới 120 cột lớn nhỏ. Khái niệm “Nhà trăm cột” như vậy chỉ là ước lệ. Công trình đã được Bộ Văn hóa – Thông xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1997.

Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa, khi mới 22 tuổi đã là ông Hội đồng quận Cần Đước thuộc tỉnh Gia Định thời Pháp thuộc. Khởi công vào đâì năm 1898 đời vua Thành Thái, sau 3 năm hoàn thành phần xây dựng thô, và thêm 2 năm để trang trí nội thất, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên – làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun… Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2, chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật; mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, Nhà Trăm Cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái.

Bà Trần Thị Ngỏ, chủ nhân ngôi nhà là cháu dâu đời thứ ba ông Trần Văn Hoa – người xây dựng Nhà Trăm Cột, cho biết, “Kết cấu ngôi nhà xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính đặc trưng của xứ Huế, khung sườn nhà không sử dụng hàng cột cái ở giữa mà từng cặp cột cái nối liền với nhau theo chiều ngang nhà và được đóng chặt bằng một thanh gỗ xuyên ngang. Đây là ưu điểm của ngôi nhà với bộ khung luôn chắc chắn và không gian trong nhà thoáng đãng khi không có hàng cột ở giữa. Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc của Nhà Trăm Cột đã cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm khảm, chạm nổi, chạm lọng rất công phu qua các đề tài “vân hóa long”, “tứ thời”, “dây lá hóa” mang đặc trưng của Huế. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gắm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như “tứ linh (long-lân-quy-phượng)”, “tứ tiết (mai-lan-cúc-trúc”, “bát quả”; các mô típ thể hiện Phúc – Lộc – Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt. Tất cả đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, bàn tròn, bàn dài…một cách điêu luyện và tài tình.

Chính phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ, gò bó trong khuôn khổ cổ điển kết hợp với sự phóng khoáng, nho nhã uyển chuyển bởi các dây hoa lá là nét đặc thù trong chạm trổ của Nhà Trăm Cột. Gian ngoại khách được tô điểm bởi các bức hoành phi sơn son, thếp vàng, đã bộc lộ ý đồ của chủ nhà là hướng đến một cuộc sống sung túc, an nhàn, đồng thời ca ngợi cảnh đẹp, cầu phúc, cầu thọ.

Trong một không gian tĩnh lặng của miền quê Nam bộ, nhưng vật dụng nhuốm màu thời gian, nền gạch Tàu tổ ong, mòn khuyết dấu chân người bao năm tháng còn đọng lại trên đó. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của chủ nhà trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, những nét độc đáo của ngôi nhà vẫn luôn là bằng chứng sống cho một phần lịch sử – văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Các điểm đến liên quan với Nhà cổ trăm cột

Xem thêm

Những điều thú vị tại Nhà cổ trăm cột

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng