x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Địa đạo Củ Chi – Công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới

Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Kênh truyền hình CNN của Mỹ cũng đã bình chọn đây là một trong 12 công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới.

Địa đạo Củ Chi – điểm tham quan trong lòng đất thú vị nhất thế giới

Từ ngày hòa bình lập lại, địa đạo Củ Chi đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Hệ thống địa đạo đồ sộ này đã trở thành điểm hẹn tìm về lịch sử của các thế hệ người Việt Nam và là niềm trân trọng, nể phục của bạn bè quốc tế. Địa đạo thường xuyên được gia cố, tôn tạo để đảm bảo có độ bền vững lâu dài, kết hợp với việc xây dựng các công trình vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái trong một khu rừng tự nhiên, trong lành, mát mẻ để thu hút du khách tới tham quan.

Niềm thích thú của thế hệ trẻ khi tham quan địa đạo Củ Chi (Ảnh: ST)

Trong số khách du lịch đến đây có khá đông những người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Trở lại chiến trường xưa, tận mắt chứng kiến địa đạo, nhiều cựu binh Mỹ đã biểu lộ sự thán phục ý chí bất khuất và kiên cường của dân tộc ta.

Theo từng bước cúi lom khom, có khi phải bò ra cả đất, cuộc sống ngầm hiện ra trong tầm mắt. Nào bếp, phòng ngủ tập thể, nào phòng họp, bệnh viện, phòng học… tất cả tái hiện sinh động cuộc sống sinh hoạt nhiều thiếu thốn và sáng tạo trong lòng đất. Cảm giác thời chiến thể hiện rõ nét hơn khi bạn được thưởng thức đĩa sắn luộc, bát muối vừng ngay trong lòng địa đạo.

Du khách nước ngoài tò mò chui hầm địa đạo Củ Chi (Ảnh: ST)

Chỉ là những thời gian ngắn ngủi bò, trườn qua những lối đi nhỏ hẹp, nán lại chốc lát trong hầm tối âm u, nhưng những cựu chiến binh như được trở về với quá khứ, những bạn trẻ sinh ra trong thời bình như hiểu thêm một phần lịch sử. Bước lên mặt đất, tận hưởng không gian ngập tràn ánh sáng với bầu không khí trong lành, bạn sẽ thấm thía hơn sự hy sinh thầm lặng của của những người con thành đồng đất thép.

Cuối đường hầm có một vài hàng quán nhỏ, bạn có thể nhấm nháp những món ăn vặt như bắp, dưa hấu, bánh tráng, nước dừa… Sau đó tiếp tục tham quan bảo tàng vũ khí tự tạo ngoài trời, bãi tập bắn súng và khu bếp Hoàng Cầm, thú vị và hấp dẫn không kém không gian trong lòng địa đạo.

Không chỉ là một chuyến du lịch ngược thời gian, đến với Củ Chi bạn còn có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn với các trò chơi giải trí hiện đại ở đây. Thú vị nhất là thuê một chiếc thuyền kayak hay thiên nga dạo chơi ở “khu mô phỏng biển Đông” để tham quan những hải đảo quê hương thu nhỏ trong lòng hồ như “Bạch Long Vĩ”, “Côn Đảo”, “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, “Phú Quốc”… Tất cả địa danh được bố trí hài hòa, tạo nên một vẻ đẹp say đắm lòng người.

Địa đạo Củ Chi – kỳ quan vĩ đại trong lòng đất

Hệ thống đường hầm bên trong địa đạo Củ Chi (Ảnh: ST)

Hệ thống địa đạo Củ Chi dài hơn 200 km với hệ thống đường hầm như mạng nhện, chằng chịt, ngoắt ngoéo trong lòng đất. Từ một xương sống chính, có rất nhiều nhánh hầm ngắn, dài đươc tỏa ra, nối liền với nhau, với nhiều công trình liên hoàn như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm họp, hầm ăn, ngủ, hầm chứa vũ khí, bệnh xá, kho cất giấu lương thực, giếng nước… Các cửa lên xuống tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật, được ngụy trang kín đáo bằng đất đá, lá cây, bằng những ụ mối để tránh sự phát hiện của đối phương. Ở khu vực phía trên địa đạo, người dân đã cố tình tạo ra rất nhiều ụ mối, mục đích là để tạo thành những lỗ thông hơi cung cấp nguồn dưỡng khí cho các hầm ngầm phía dưới.

Nắp hầm được ngụy trang kín đáo (Ảnh: ST)

Hệ thống địa đạo được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ 20, là thành quả trong suốt hơn 20 năm ròng rã của nhân dân Củ Chi được chia làm ba tầng liên tiếp: tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng dưới cùng sâu hơn cách mặt đất chừng 12m.

Bên trong địa đạo Củ Chi (Ảnh: ST)

Mỗi tầng địa đạo lại có những chức năng khác nhau để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, chiến đấu của quân dân ta. Các tầng trên, độ an toàn kém hơn nên thường dùng cho việc sinh hoạt hàng ngày, tầng dưới cùng sâu nhất, an toàn nhất được dùng để làm phòng họp, phòng cứu thương và kho chứa vũ khí phục vụ chiến đấu. Toàn bộ hệ thống địa đạo được đào trên nền đất cát pha đá ong nên có độ bền cao và ít bị chấn động, sụt lún.

Các cuộc họp bàn bí mật dưới địa đạo Củ Chi được tái hiện lại (Ảnh: ST)

30 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, địa đạo Củ Chi đã trở thành khu di tích hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Những điều thú vị tại Địa đạo Củ Chi

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng