x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ – HƯNG YÊN

Đền Chử Đồng Tử là ngôi đền nằm trong truyền thuyết văn lang từ đời Hùng Vương thứ 18. Đến nay, ngôi đền này là minh chứng cho đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xưa và là điểm đến tâm linh thú vị nhất cho du khách thập phương.

Chử Đồng Tử là ai?

Chử Đồng Tử là con trai của Chử Cù vân, hoàn cảnh gia đình hai cha con rất khó khăn. Sau khi nhà cháy, gia tài còn lại chỉ còn duy nhất một chiếc khố, hai cha con phải thay nhau mặc. Không may, cha Chử mất, chàng thương tiếc cha và mặc trên người cha chiếc khố vải đó. Chử Đồng Tử ở trần truồng và kiếm ăn vào ban đêm. Một hôm Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung – con của vua Hùng Vương đời thứ 18, chàng và nàng đã kết duyên vợ chồng ngay tại nơi hai người gặp nhau. Cha Tiên Dung không đồng ý mối lương duyên này, công chúa quyết định bỏ nhà theo Chử Đồng Tử đi khắp nơi.

Một hôm, hai người được mách nước bán hàng, không ngờ hàng hóa của nàng bán ra được nhiều người yêu thích và trao đổi. Chử Đồng Tử quyết định theo Tiên Dung, một hôm chàng đi tới ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên, chàng quyết định ở lại học phép thuật của một người thầy là Phật Quang. Khi ra về, Phật Quang tặng chàng chiếc gậy và chiếc nón lá nói rằng đây là vật thần thông, chàng phải cất giữ cẩn thận.

Khi Chử Đồng Tử về nhà gặp vợ và nói hết mọi chuyện cho vợ, công chúa Tiên Dung quyết tâm bỏ việc buôn bán và theo chồng đi học đạo. Đến nửa đêm, hai người dừng chân tại chỗ không có nơi nghỉ ngơi, chàng bèn úp nón vào chiếc gậy, bỗng chống thành quách nguy nga, lính tráng theo hầu la liệt xuất hiện. Người dân thấy lạ bèn dâng hương hoa lên cúng tế và xin làm tôi tớ. Từ đó, nơi đây bỗng chốc phát triển như một nước riêng.

Vua Hùng nghĩ rằng, con định làm phản và cho quân phục kích. Tiên Dung thấy vậy chỉ cười không nói gì, chỉ sau một đêm, thành quách biến mất và chỗ đó như một bãi đầm rất lớn. Dân làng thờ cúng là gọi đó là Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm). Kể từ đó, đền Chử Đồng Tử được lập nên và thờ cúng đến tận ngày nay.

Kiến trúc đền Chử Đồng Tử

Đền Chử Đồng Tử được nhân dân xây dựng bao gồm 2 đền: đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh và đền Dạ Trạch thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.. Cả hai ngôi đền này đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Hai ngôi đền này đều xây dựng theo kiến trúc cổ nhưng lại có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Ngoài ra, trên khắp đất nước Việt Nam còn có nhiều nơi hơn nữa thờ Chử Đồng từ và Tiên Dung công chúa hay Hồng Vân công chúa.

Ngôi đền nằm trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích khoảng 18.720m². Nơi đây có cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn của đền gồm 3 cửa: cửa Chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.

Ngôi đền này được cho là nơi còn tồn tại nhiều di vật quý hiếm nhất trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), nó được coi là một cổ vật vô giá của dân tộc.

Lễ hội đền Chử Đồng Tử

Hàng năm, lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Lễ hội này còn được gọi là lễ hội Đa Hòa – Dạ Trạch, lễ hội cầu tình yêu, được tổ chức cả 2 ngôi đền. Lễ hội diễn ra với tổng thể 9 làng và tổ chức 3 năm 1 lần. Lễ hội gần như tái hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân từ thời còn khai phá đầm lầy. Tất cả được tái hiện trong một bức tranh thật sinh động và mang đậm giá trị bản sắc dân tộc của người Việt Cổ.

Phương tiện di chuyển đến Đền Chử Đồng Tử

Đền Đa Hòa là ngôi đền thờ chính, nơi đây cách thành phố Hà Nội khoảng 28km về hướng Nam, và cách trung tâm thành phố Hưng Yên khoảng 34km về hướng Bắc. Lộ trình đi của du khách: từ trung tâm Hà Nội, đi qua cầu Chương Dương, rồi rẽ phải theo tỉnh lộ 195 ôm dọc sông Hồng – đến trung tâm xã Bình Minh, thì rẽ phải ra bờ sông là tới Đền Đa Hòa trước, sau thăm Đền Dạ Trạch. Ngoài ra, bạn có thể đi thuyền xuôi dòng sông Hồng để tới Bến phà Bình Minh gần đền. Cách thứ hai là du khách có thể từ trung tâm Hưng Yên theo quốc lộ 39, rồi rẽ trái theo tỉnh lộ 205 – đến xã Dạ Trạch thì tham quan đền Dạ Trạch trước – rồi đi tiếp theo tỉnh lộ 195 tới thăm Đền Đa Hòa. Ăn ngủ nghỉ tại đền Chử Đồng Tử và trở về Hà Nội.

Mỗi chuyến du lịch sẽ mang một màu sắc khác nhau, đi đền Chử Đồng Tử cầu cho con cái học giỏi, gia đạo bình an là điều ai cũng muốn vào dịp đầu năm. Liên hệ với chúng tôi để được sắp xếp đi sớm nhất trong dịp đầu năm mới nhé!

Những điều thú vị tại Đền Chử Đồng Tử

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng