x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Chùa Phúc Lâm – điểm đến tâm linh của người Việt
Phúc Lâm Tự là một ngôi chùa cổ, nằm ở phía Tây làng Tam Tảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cho đến nay, chưa thật rõ thời gian khởi dựng, chỉ biết rằng lần trùng tu lớn đầu tiên đã cách đây khoảng 500 năm.
Chùa có hình chữ Sơn (山), tám mái, tám đao chiếu góc. Hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian. Sau chùa là nhà Tổ 4 gian. Ngôi Tiền đường gồm 7 gian, 2 dĩ. Các cột và bộ khung mái được làm bằng gỗ lim chắc chắn. Các đầu đao mái được trạm trổ tinh xảo hình tứ linh, tứ quý… trong chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như tượng Tam thế, bia đá, đôi nghê đá… Phía trước cửa chùa là cây hương cũng bằng đá, chưa xác định niên đại.
Chùa Phúc Lâm được xây dựng trên một dải địa linh nằm cách khu dân cư khoảng 500 m, nơi đây xưa kia là rừng rậm có nhiều loài cây cổ thụ và thảo mộc quý hiếm. Chùa được xây dựng vào niên hiệu Chính Hòa thời vua Lê Trung Hưng trị vì (1681 – 1704).
Tương truyền rằng: Người khai sơn chùa là Tổ Thiện Phát dòng Lâm Tế, là tăng chúng ở chốn tổ Bổ Đà xã Tiên Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Sau khi tổ quy tịch, trải qua nhiều trăm năm, chùa vẫn có tăng do chốn tổ Bổ Đà điều về lo công việc phật pháp.
Năm 1945, nghe theo tiếng gọi của Đảng, thực hiện “ Tiêu thổ kháng chiến”, Chùa Phúc Lâm cổ xưa đã hóa thành tro bụi, chỉ còn là dải đất hoang tàn. Năm 1954, hòa bình lập lại, phật tử và nhân dân địa phương đã cùng nhau xây dựng lại chùa và mấy ngôi bệ tượng phật để lấy nơi thờ cúng và tín ngưỡng Tam bảo. Trong khoảng 50 năm, chùa vắng bóng sư trụ trì, vì thế chùa bị xuống cấp trầm trọng. Phật tử và nhân địa phương đã tu sửa nhiều lần nhưng cũng chỉ là phương pháp tạm thời.
Năm 2002, Hội người cao tuổi thôn Phúc Lâm đã đến gặp sư thầy Thích Thiếu Hương lúc đó đang trụ trì tại chùa Hưng Đạo thôn Đạo Ngạn 1 xã Quang Châu, tha thiết mong ông về kiêm nghiệm trụ trì chùa Phúc Lâm để người dân nơi đây được gần đạo pháp và giáo lý của Đức phật và đạt được sự an lạc, giải thoát ngay trong đời sống hiện tại. Sau khi về trụ trì chùa Phúc Lâm, thấy điều kiện sinh hoạt của chùa chỗ nào cũng thiếu trước, hụt sau, đường vào chùa thì nhỏ hẹp, do vậy hòa thượng Thích Thiếu Hương đã cùng với phật tử và nhân dân trong thôn với tinh thần thượng cầu phật đạo, hạ hỏa chúng sinh mà đức phật đã dậy, quyết tâm phục hưng khu địa linh thành Trung tâm phật giáo của huyện Việt Yên.
Từ năm 2004 – 2016, từ các nguồn tiền công đức của phật tử, nhà chùa đã xây dựng được ngôi Tam bảo, nhà tổ, nhà khách, lầu chuông, lầu trống, tường rào chùa, nhà tăng, phòng họp, cổng Tam Quan, hồ, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, vườn tháp… với số kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng, tất cả với mục đích cầu cho thế gian được hòa bình, nhân dân được an lạc. Chùa Phúc Lâm đã thật sự trở thành Trung tâm Giáo hội phật giáo của huyện Việt Yên.

Ngoài các hạng mục chính, chùa còn có cổng Tam quan với ba chữ Hán lớn: “Phúc Lâm Tự” dáng nét cổ kính, cùng lầu Quan âm, vườn tháp… Trước tòa Tiền đường và nằm phía trái sân chùa, có một bức cuốn thư đắp nổi ba chữ Hán “Giáo Sĩ đường”. Đối diện với bức cuốn thư, phía bên kia sân chùa (cũng là bên phải Tiền đường) và một đầu gối vào tòa Tiền đường, là tòa Giáo đường. Truyện xưa kể rằng, Đào Đạt, Đào Minh là hai vị tướng có công giúp vua Thục An Dương Vương đánh giặc phương Bắc. Khi thành Cổ Loa thất thủ, hai vị tướng lui về trang Tam Tảo ẩn dật và mở lớp dạy học. Tòa Giáo đường hiện tại được nhân dân làng Tam Tảo xây trên chính nền đất cũ, nơi có căn nhà mở lớp học và cũng chính là nơi haị tướng của Thục An Dương Vương sinh sống những năm cuối đời rồi mất ở đây, để tưởng nhớ công lao những người vừa có công đánh giặc giữ nước, vừa có công giáo hóa đối với dân làng Tam Tảo.

Sau khi Đào Đạt, Đào Minh mất, dân làng xây một cái nghè năm gian nhỏ cạnh chùa, đời đời hương khói. Ngoài chùa thờ Phật, nghè thờ hai vị danh tướng của Thục An Dương Vương, ở Tam Tảo còn hai di tích lịch sử – văn hóa khác mà “tuổi đời” cũng chẳng kém gì chùa, đó là đền Phụ Quốc và đình Tam Tảo.
Một ngày đến với chùa Phúc Lâm, đừng quên ghé qua thăm những điểm tâm linh nổi tiếng được người dân Bắc Ninh giữ gìn cho đến hôm nay.

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng