x
Hà Nội Hà Tây Vĩnh Phúc Hưng Yên Hà Nam Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình Lào Cai Điện Biên Sơn La Hòa Bình Hà Giang Cao Bằng Tuyên Quang Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Quảng Ninh Phú Thọ Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Ninh Thuận Bình Thuận Gia Lai Kon Tum Dak Lak Lâm Đồng Dak Nông TP Hồ Chí Minh Tây Ninh Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu Long An Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre An Giang Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đà Lạt Phú Quốc Nha Trang

Giới thiệu

Chùa Dâu Bắc Ninh – Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
Chùa Dâu Bắc Ninh là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Dâu là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, từ Ấn Độ sang và từ phương Bắc xuống, chủ yếu bằng đường thủy theo dòng sông Dâu. Vào buổi đầu Công Nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo Phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này và lập nên một phái thiền ở Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni.
Chùa Dâu Bắc Ninh được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962, là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm hàng năm.
Năm 1913, chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã sai Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Trải qua bao thăng trầm và chiến tranh tàn phá nhưng chùa Dâu với tháp gạch cao sừng sững, với tòa ngang, dãy dọc nguy nga, cổ kính vẫn còn đó. Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi gian nhà oản hai bên tả hữu.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở chùa Dâu Bắc Ninh là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu Bắc Ninh. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.
Giữa sân của chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của

tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Hội chùa Dâu là lễ họ diễn ra với quy mô rộng lớn của ba xã thuộc vùng Dâu – Luy Lâu (Thuận Thành) là Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn với 5 ngôi chùa lớn thờ Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và chùa Tổ thờ bà Man Nương là mẹ của Tứ Pháp.
Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ. Mỗi dịp lễ hội hàng năm với sự diễn lại sự tích của các vị Tứ Pháp, Man Nương, hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ sơ của cư dân vùng lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm, phần “lễ” của hội đã  ít nhiều bị mai một, mặc dù vậy chúng ta vẫn nhận thấy chân nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống phản ánh đời sống tín ngưỡng đa dạng, sự sáng tạo phong phú của người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay.

Hotline tư vấn 024.4450.8888

Đăng nhập hoặc đăng ký bằng